Tổng hợp các vật liệu quen thuộc để làm cửa ra vào hiện có trên thị trường
Tổng hợp các vật liệu quen thuộc để làm cửa ra vào hiện có trên
thị trường
Có
thể nói, cửa ra vào là một phần không thể thiếu trong ngôi nhà - đó là nơi chuyển
tiếp giữa trong và ngoài nhà, giữa các không gian với nhau. Vậy câu hỏi đặt ra
là nên chọn chất liệu nào cho cửa để phù hợp về mặt công năng cũng như thẩm mỹ.
Cửa ra vào có thể làm từ rất nhiều vật liệu khác nhau
Tổng hợp các vật liệu làm cửa ra vào
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cửa ra vào với chất
liệu, độ bền khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn phù hợp cho gia đình mình. Hãy
cùng DKP điểm danh những loại vật liệu này và chỉ ra ưu - nhược điểm của chúng.
1. Cửa ra vào làm bằng gỗ tự nhiên
Cửa gỗ tự nhiên thường được nhiều gia chủ yêu thích bởi sự
sang trọng và bề thế mà nó đem lại. Những loại gỗ tự nhiên được dùng làm cửa
như: gỗ xoan, gỗ lim, gỗ sồi…
Cửa ra vào bằng gỗ đồng bộ với không gian mang đến sự mộc
mạc, gần gũi, ấm cúng cho căn hộ của cặp vợ chồng trẻ
Ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên:
- Cách âm, cách nhiệt tốt
- Dễ tạo hình, khắc, đánh bóng cửa
- Gỗ chắc chắn, độ bền cao
Nhược điểm của cửa gỗ tự nhiên:
-Tải trọng nặng, vận chuyển phức tạp
-Giá thành cao nên không phải ai cũng đủ kinh phí để làm
2. Cửa gỗ công nghiệp
Nếu như cửa gỗ tự nhiên thường được ứng dụng làm cửa chính
thì cửa gỗ công nghiệp có thể sử dụng ở cửa phòng ngủ, phòng bếp.
Cửa gỗ công nghiệp được ứng dụng trong nhiều không gian
khác nhau
Ưu điểm của cửa gỗ công nghiệp:
- Giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên
- Không bị cong vênh, mối mọt hoặc giãn nở do thời tiết,
ngoài ra cửa gỗ ép chân không thường được phủ một lớp bề mặt Melamine, Laminate
hoặc Veneer có khả năng chống thấm nước, chống cháy và trầy xước
- Tải trọng nhẹ nên không sợ bị xập xệ bản lề khi dùng
lâu
Nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp:
- Độ bền không được cao, dễ bị biến dạng trực tiếp dưới tác
động của môi trường bên ngoài
- Vẻ ngoài trông không được đẹp bằng gỗ tự nhiên
3. Cửa sắt
Cửa sắt thường được dùng ở vị trí cả cửa đi và khung cửa.
Cửa sắt tại biệt thự song lập Maison TL
Ưu điểm của cửa sắt:
- Độ bền cao, chịu được tác động của môi trường bên ngoài
- Có tính chất dẻo và bền vững theo thời gian
- Dễ thi công và lắp đặt
- Nhược điểm của cửa sắt:
- Dễ gây ồn ào khi đóng/mở
- Nếu bảo dưỡng không đúng cách sẽ bị hoen gỉ
- Về mặt thẩm mỹ cửa sắt không tạo cảm giác ấm cúng như cửa
gỗ
4. Cửa nhôm kính
Ở loại cửa nào cũng có những ưu và nhược điểm, cửa nhôm cũng
không ngoại lệ.
Ưu điểm của cửa nhôm kính:
- Tính thẩm mỹ cao, tạo tầm nhìn bao quát, gần gũi với thiên
nhiên
- Chịu lực, cách nhiệt, cách âm tốt
- Không bị biến dạng, cong vênh, độ bền cao
Cửa kính giúp không gian bên ngoài và bên trong như
hoà làm một
Nhược điểm của cửa nhôm kính:
- Nhiều loại cửa nhôm kính được cơ sở khi lắp đặt
bắt vít ở góc các thanh nhôm. Vì điều kiện khí hậu nóng ẩm tại
Việt Nam, hay chịu mưa nhiều, các đỉnh vít sẽ dễ dàng trở nên hoen
gỉ, oxi hóa, làm mất tính thẩm mỹ cũng như giảm độ chắc chắn cho
cửa.
- Khả năng cách nhiệt bị hạn chế
5. Cửa nhựa lõi thép uPVC
Nhựa uPVC được sử dụng khá phổ biến. Hiện nay cửa nhựa lõi
thép được cấu tạo từ thanh Profile bằng nhựa, bên trong là lõi thép được gia cố
chắc chắn.
Ưu điểm của cửa nhựa uPVC:
- Ít biến dạng, độ bền cao
- Khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội
Cửa nhựa uPVC thường chỉ có màu trắng
Nhược điểm của cửa nhựa uPVC:
- Ít mẫu mã, màu sắc
- Giá thành không rẻ
- Khả năng chịu lực kém
Trên đây là 5 loại vật liệu thường được sử dụng làm cửa ra
vào với những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như thiết kế
chung của ngôi nhà mà bạn lựa chọn loại vật liệu phù hợp nhất.