Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Làm bậc cầu thang nên dùng loại gỗ nào? Chi phí ra sao


Làm bậc cầu thang nên dùng loại gỗ nào? Chi phí ra sao

 

Cầu thang gỗ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều hộ gia đình từ xưa đến nay bởi vẻ đẹp cổ điển, sự bền vững, chắc chắn, tính thân thiện với môi trường. Thị trường gỗ hiện nay tương đối đa dạng, phong phú  khiến không ít gia chủ băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số loại gỗ làm cầu thang phổ biến được ưa chuộng nhất hiện nay.

 

1. Tiêu chí lựa chọn gỗ 

Làm thế nào để có thể lựa chọn chất liệu gỗ thích hợp cho cầu thang? Trước tiên, do cầu thang là bộ phận phải thường xuyên chịu lực hàng ngày do nhu cầu đi lại sinh hoạt của các thành viên trong gia đình nên bắt buộc phải dùng loại gỗ cứng, chịu lực cao và độ bền tốt. Yếu tố cong vênh, co ngót, khả năng chống mối mọt cũng phải được tính toán mới sử dụng lâu dài được bởi cầu thang gỗ không phải là bộ phận dễ dàng sửa chữa, thay thế thường xuyên.


Tiêu chí lựa chọn gỗ làm cầu thang cần đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng

Đây là những lý do quan trọng nhất để làm cầu thang gỗ, ngoài ra còn các yếu tố khác như màu sắc, vân gỗ sao cho phù hợp với thiết kế nội thất của toàn bộ không gian. 


Màu sắc ấm, sáng trẻ trung cho không gian hiện đại


Cầu thang gỗ trầm, ấm cho căn nhà cổ điển, sang trọng

2. Gỗ tự nhiên 

Đặc tính của gỗ tự nhiên là dùng càng lâu càng càng sáng bóng và màu sắc càng đẹp lên. Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên à ở phần thịt gỗ rất chắc, vân gỗ tự nhiên sắc sảo tạo điểm nhấn quan trọng. Một số loại cầu thang gỗ tự nhiên như cầu thang gỗ óc chó, gỗ hương, gỗ lim,... đều được gia công thiết kế rất sang trọng và hiện đại.


Gỗ lim Nam Phi có những đặc tính ưu việt của gỗ nhóm A: cứng chắc, vân gỗ dạng xoắn rất đẹp, không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết mà giá thành lại vô cùng hợp lý


Gỗ óc chó là loại gỗ cao cấp với màu sắc và đường vân cực kỳ bắt mắt cũng như khả năng thích ứng khí hậu cao


Gỗ căm-xe được ưa chuộng làm sàn, sập, cầu thang,...


Gỗ hương có màu hơi hồng hoặc vàng đỏ rất đặc trưng cùng mùi thơm dễ chịu..


Màu sắc của gỗ sồi tương đối sáng và đều màu, vân gỗ đẹp, to với thớ gỗ mịn màng


Gỗ pơ mu có màu sáng trắng, hoặc vàng, vân gỗ to và đẹp, có mùi thơm, tránh mối mọt

Tuy nhiên, cầu thang gỗ tự nhiên có giá thành rất cao trên thị trường (khoảng trên 1,500,000đ/m, tính nguyên mặt bậc). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của gia chủ. Khi xảy ra hỏng hóc, mối mọt, chi phí sửa chữa, khắc phục cũng vô cùng tốn kém với gỗ tự nhiên.

3. Gỗ công nghiệp

Do sự khan hiếm cũng như giá thành khá cao của cầu thang gỗ tự nhiên mà các hộ gia đình khá quan tâm đến cầu thang gỗ công nghiệp. Với ưu điểm nhiều mẫu mã, chống cong vênh, co ngót cũng như giá thành khá rẻ khoảng 900k/m2 cả mặt bậc, cổ bậc, phào chân tường và cả công mà cầu thang gỗ công nghiệp lại càng được chú ý.


Cầu thang đẹp và hiện đại từ gỗ công nghiệp

Loại gỗ công nghiệp mà chúng ta hay bắt gặp được sử dụng trong thi công công trình nhà ở thường là MDF, MFC hoặc HDF.


 Mỗi một loại gỗ sẽ có đặc điểm và ứng dụng riêng biệt khác nhau

Gỗ MDF được sản xuất từ gỗ tự nhiên nghiền mịn, sau đó trộn đều với keo chuyên dụng rồi ép thành tấm. Loại gỗ này không bị nứt gãy, bề mặt mềm mịn, ít bị mối mọt hay co ngót cong vênh. Tuy nhiên, khả năng chịu nước kém, độ dẻo dai không cao. 


Gỗ MDF chỉ phù hợp làm gia công đồ nội thất chứ không thích hợp lát cầu thang

Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp làm từ các loại gỗ ngắn ngày như bạch đàn. Gỗ sẽ được nghiền vụn rồi trộn đều với keo chuyên dụng. Sau đó ép thành tấm ở nhiệt độ cao rồi phủ Melamine. 


Đặc điểm của gỗ MFC là chịu nhiệt tốt, khả năng chống mài mòn cao nhưng có thể bị phồng rộp khi gặp nước


Gỗ MFC thường dùng làm bàn, tủ, kệ trang trí,… và cũng không thích hợp làm cầu thang

Gỗ công nghiệp HDF là loại vật liệu có cấu tạo tương tự MDF nhưng được cải tiến một số tính năng. HDF có thể cách âm, chống nhiệt và đa dạng hơn màu sơn, mẫu mã. Do đó, loại gỗ này có thể dùng để lát cầu thang. Nếu thi công đúng kỹ thuật, tuổi thọ của cầu thang gỗ công nghiệp này có thể kéo dài trên 15 năm.


Loại gỗ này có độ bền cao, bề mặt nhẵn, trơn, bóng và đặc biệt chỉ số chống ẩm nước cao


Cấu tạo gỗ linh hoạt giúp tối ưu hiệu quả sử dụng

So với nhiều loại cầu thang khác như cầu thang gỗ tự nhiên hay cầu thang kính, chi phí làm cầu thang gỗ công nghiệp tiết kiệm hơn, khá đa dạng về màu sắc, mẫu mã.  Việc thi công cầu thang gỗ công nghiệp chủ yếu sử dụng các tấm gỗ, vít, đinh, keo chuyên dụng nên sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với cầu thang bê tông hay cầu thang đá.


Vân gỗ và màu sắc của gỗ công nghiệp rất đa dạng


Gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong các công trình hiện nay

Dù có nhiều ưu điểm nhưng cầu thang gỗ công nghiệp cũng có nhược điểm là tuổi thọ không quá cao trong khi có loại gỗ tự nhiên có tuổi thọ vĩnh cửu. Hơn nữa, gỗ công nghiệp hút nước nên khi thi công phải đảm bảo bề mặt gỗ được sơn 4-7 lớp chống thấm, đồng thời hạn chế để nước đọng trên bề mặt gỗ khi sử dụng. 


Gỗ công nghiệp cần được xử lý tốt trước khi lắp đặt để đạt hiệu quả cao

Bài viết đã cung cấp các ưu nhược điểm của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, với đặc tính, độ bền và chi phí khác nhau tùy thuộc vào chất liệu gỗ được sử dụng. Bạn có thể tùy theo điều kiện kinh tế cũng như sở thích và mục đích sử dụng riêng của mình để chọn loại cầu thang gỗ phù hợp với ngôi nhà. 

 

Nguồn: Happynest.vn

Tin Tham Khảo
Nhà khung thép với những ưu điểm nổi bật trong phân khúc nhà ở giá rẻ
Tấm lợp lấy sáng Polycarbonate là gì? Ứng dụng của tấm lợp lấy sáng Polycarbonate trong thiết kế và thi công nhà ở
Lưu ý khi thi công cầu thang bằng kính cường lực
Nên chọn lan can cầu thang bằng gỗ, kính hay inox?
7 thiết kế mái che pergola làm điểm nhấn cho không gian sân vườn
Tận dụng những nội thất thông minh sau đây để tiết kiệm không gian cho ngôi nhà của bạn
5 ý tưởng biến tấu bức tường trống trở thành “ngôi sao” trong căn nhà của bạn
5 lưu ý khi sử dụng màu trung tính trong nội thất
Mách bạn những lưu ý về phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh