Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Tại sao gia chủ phải chú ý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề?


Tại sao gia chủ phải chú ý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề?

 

Chống thấm là một công việc quan trọng và không nên bị xem nhẹ, bỏ qua trong xây dựng. Đặc biệt chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề lại càng cần được lưu tâm hơn, bởi việc ngấm thấm ở khu vực này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, mỹ quan của cả hai công trình và thậm chí là hoà khí giữa hai gia chủ.

 

Những hậu quả khôn lường khi không chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề

Khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề hình thành trên cơ sở hai nhà thi công không cùng một thời gian, nhà xây sau không trát được khe tường tiếp giáp, không lắp được máng thoát nước và do cả sự co lún không đồng đều giữa hai móng nền.


Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà là một công việc rất cần được lưu tâm

Khi gặp trời mưa, theo nguyên tắc dòng chảy, nước sẽ sẽ di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp và đi vào khe hở tiếp giáp giữa hai nhà. Nước ban đầu sẽ thấm vào nhà xây sau do tường nhà bên đó không được trát vữa xi măng bên ngoài. Tiếp theo nước sẽ tiếp tục ngấm xuống đất và tiếp tục thấm vào tường nhà xây trước qua các khe nứt.

Hiện tượng ngấm thấm qua khe hở tiếp giáp giữa hai nhà liền kề sẽ ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chất lượng, công năng của nhà ở. Hiện tượng này dẫn đến tình trạng ẩm mốc, ố vàng, rong rêu cả ở tường trong nhà lẫn tường ngoài. Lớp sơn bảo vệ cũng bị ẩm tạo thành những vết loang lổ, phồng rộp, làm ảnh hưởng đến khả năng chống thấm bảo vệ tường.


Hậu quả những bức tường loang lổ khi bị bỏ qua công đoạn chống thấm

Chính vì những hậu quả xấu xí và nghiêm trọng đó, các gia chủ nên chú ý đến việc chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề ngay trong quá trình thi công để không làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt sau này.

Các phương pháp chống thấm khe hở giữa hai nhà liền kề

Dựa vào độ cao của tường giữa hai nhà và độ lớn của khe hở mà chúng ta có những cách xử lý chống thấm khác nhau.

Chống thấm bằng máng nước khi độ cao của hai công trình chênh lệch nhau

Gia chủ có thể lựa chọn máng nước bằng vật liệu tôn mỏng hoặc inox với khả năng chống gỉ và độ bền cao. Các vật liệu này chỉ dài từ từ 0,1 - 0,5 mm với bề rộng từ 30 - 35 cm. Cần lưu ý kiểm tra chất lượng máng nước thường xuyên để dỡ bỏ và xử lý nếu có khả năng bị hư hỏng bục vỡ.


Chống thấm bằng máng nước

Lợp mái tôn khi công trình có độ cao tương đương nhau

Với giải pháp này, mái tôn sẽ được lợp để tạo thành máy chảy sang hai sân thượng. Nên lưu ý khe hở tiếp giáp giữa hai nhà liền kề đừng có bầu tường để tránh trường hợp nước trôi ngược lại. Vì vậy, nên sử dụng vật liệu tôn kẽm hoặc tôn nhựa tạo thành hình chóp đáy bao phủ hết hai khe nhà và chảy ngược lại vào sân thượng. 


Chống thấm bằng phương pháp lợp mái tôn

Chống thấm bằng keo gốc silicon và keo tạo màng gốc polymer, acrylic

Chống thấm bằng keo dành cho tình trạng thường xuất hiện những vết chân chim là chạy thành rãnh. Loại keo này có tính đàn hồi cao áo chống chịu nước và nhiệt tốt giúp khe hở không bị ngấm nước nữa.


Chống thấm khe tiếp giáp nhà bằng keo dán

Chống thấm bằng màng khò dán gốc bitumn có sợi polyester cho khe hở từ 1 - 7 cm giữa hai tường nhà

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tường 2 nhà cao bằng nhau.


Chống thấm khe tiếp giáp nhà bằng màng khò

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề là công đại quan trọng đảm bảo thẩm mỹ về chất lượng nhà ở cho những ngôi nhà sát vách. Với những gợi ý trên, gia chủ có được những thông tin hữu ích là giải pháp hợp lý cho công việc chống thấm nhà.

 

Tin Tham Khảo
6 lỗi thiết kế dễ làm hỏng phòng khách
Nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình
Sử dụng bao lâu thì thay lõi lọc nước một lần?
3 mẫu nhà khung thép ở Việt Nam vừa hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí
Tới Iran ngắm “ngôi nhà gạch” thời hiện đại Maziar Brick House mà ai cũng mê mẩn
Tạo nhiều không gian mở mang đến sự thay đổi đáng ngạc nhiên cho diện mạo căn hộ Imperia Sky Garden
Tấm vách ngăn nghệ thuật đang là xu hướng thịnh hành trong trang trí nội thất.
Xu hướng tủ bếp lưới kim loại cho những căn bếp ấn tượng
3 xu hướng decor nhà được dự đoán sẽ làm mưa làm gió năm 2020