Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Mẹo giúp gia chủ kiểm soát chi tiêu ở khâu xây nhà và hoàn thiện nhà


Mẹo giúp gia chủ kiểm soát chi tiêu ở khâu xây nhà và hoàn thiện nhà

 

Ai làm nhà mà chẳng “đau đầu” vì kinh phí. Bởi không phải ai cũng có nguồn tài chính dồi dào để xây dựng và hoàn thiện một ngôi nhà mà “không cần nhìn giá”. Để khắc phục điều đó, Happynest gợi ý tới bạn một vài mẹo đơn giản giúp kiểm soát các khoản chi tiêu ở 2 khâu dễ tốn kém nhất, đó là xây nhà và hoàn thiện nhà. 

 

1. Chăm chỉ tìm hiểu và hãy chia sẻ thật nhiều

Trước khi quyết định sẽ xây hay sửa chữa một ngôi nhà, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ những gì mình cần làm và các bước để thực hiện được điều đó. Trước tiên, hãy đặt ra các câu hỏi bạn cho là cần thiết và tận dụng mọi nguồn tra cứu thông tin công khai để trả lời, ví dụ: tìm kiếm trên google, các trang thông tin về kiến trúc trên facebook, hội nhóm, diễn đàn... 


Google sẽ là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn tra cứu mọi thông tin có liên quan


Đọc sách cũng là ý tưởng không tồi giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực chia sẻ những kiến thức đã tìm hiểu được, đặc biệt là chia sẻ với những người đã từng xây nhà, hay những chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc. Hãy nói chuyện thật nhiều với những người hàng xóm xung quanh và quan sát kỹ căn nhà của họ. VD: họ đặt cục nóng điều hòa ở đâu, chạy dây điện tiết diện bao nhiêu, có để vòi nước ra ngoài lô gia không, vị trí khoét lỗ thăm trần… 

Thử tưởng tượng xem những chi tiết nhỏ đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt sau này của gia đình bạn, bạn sẽ thấy việc chia sẻ là vô cùng cần thiết. 


Hãy tận dụng mọi cơ hội để chia sẻ với người khác các kiến thức xây nhà của mình

2. Cẩn thận với những khoản chi tiêu bị cho vào danh sách tiết kiệm 

Một trong những hạng mục dễ bị cho vào danh sách tiết kiệm là chi phí thiết kế. Để giảm thiểu kinh phí khi xây dựng, nhiều người có xu hướng tự thiết kế nhà thay vì bỏ tiền ra để thuê một kiến trúc sư. Đúng là điều này có thể tiết kiệm được phần nào chi phí, nhưng nó sẽ chỉ thực sự hiệu quả khi bạn đã nắm rõ quy trình xây nhà và các “kinh nghiệm xương máu” liên quan. Nếu không, rất có thể ngôi nhà của bạn sẽ phát sinh những chi phí khổng lồ về sau mà bạn không thể nào lường trước được. 

Hãy luôn “biết cách nghi ngờ” khả năng tự thiết kế và dự liệu mọi thứ của mình, và nghĩ đến hậu quả trước khi xếp một khoản chi tiêu nào đó vào danh sách tiết kiệm. Đối với những hạng mục cần sự tư vấn của chuyên gia, hãy dành niềm tin cho chuyên gia. 


Ý kiến chuyên gia mang đến thêm nhiều chọn lựa cho căn nhà


Thiết kế chi tiết sẽ giúp công trình luôn nằm trong tầm kiểm soát của bạn

3. Đặc biệt quan tâm đến những thứ “tốn kém hơn dự kiến”: mua sắm trang thiết bị

Hãy lý trí và chuẩn bị sẵn tâm lý phát sinh. Mua sắm các trang thiết bị có thể nói là khoản chiếm nhiều kinh phí nhất trong khâu hoàn thiện căn nhà. Bạn có thể khó tính với kiến trúc sư, bạn kiểm soát các hạng mục thi công… nhưng bạn có biết khó nhất là khống chế mức độ “ham muốn” của chính mình không? Tâm lý nhà mới, nên đầu tư đồ tốt nhất, sang xịn nhất… có thể dẫn tới chi tiêu “vỡ” kế hoạch, làm cho các khoản chi dự trù của bạn “nhảy vọt” và vượt ra ngoài tầm kiểm soát. 

Trước khi quyết định mua bất cứ món đồ gì, hãy luôn nhớ câu thần chú “có đáng chi ở mức đó không?”. Hãy lặp lại câu hỏi này thường xuyên, và đưa ra những lý do khách quan nhất để… không chi tiền. Hành động này sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là hạng mục chi tiền phù hợp, và đâu là hạng mục bạn chỉ chi tiền để thỏa mãn “ham muốn” của bản thân.


Sử dụng một cuốn sổ để liệt kê những món đồ cần mua và chi phí dự kiến là một cách hiệu quả để quản lý chi tiêu


Suy nghĩ xem liệu đồ dùng bạn định mua có thật sự cần thiết cho ngôi nhà của mình

4. Áp dụng các mẹo mua sắm thông minh

Sau khi quyết định những trang thiết bị cần mua cho ngôi nhà của mình, hãy áp dụng các mẹo mua sắm thực tế và thông minh. Ví dụ:

- Mua trang thiết bị trước khi làm tủ, kệ. Đặc biệt là những món đồ cần đo đạc kích thước như: tủ lạnh, hút mùi, bếp/lò nướng/lò vi sóng âm tủ... 

- Tranh thủ mua đồ lúc có khuyến mại. Ví dụ: cuối năm mua điều hoà, TV... Lưu ý: tiêu chí mua đồ đầu tiên là phải phù hợp, chứ đừng chỉ mua chỉ vì khuyến mại. 

- Đừng ngại đàm phán giá nếu bạn mua nhiều món cùng 1 nơi. Nhưng đừng ép người bán phải khuyến mại thêm. Thay vào đó, hãy đàm phán khả năng có thể mua thêm nếu được chiết khấu ở mức giá tốt. 

- Khảo sát, so sánh giá 2-3 cửa hàng (online hoặc offline) trước khi mua. Điều này giúp bạn nắm được giá cả, có thêm thông tin để cân nhắc. 


Khảo sát và so sánh giá bán giữa các cửa hàng về cùng một loại sản phẩm


Đừng trả giá ngay mà hãy mặc cả trước khi quyết định mua một đồ vật


Black Friday hay những đợt Flash Sale từ các nhãn hàng chính là thời điểm thích hợp để mua sắm

5. Khống chế chi tiêu bằng kế hoạch ngân sách cụ thể 

Trước khi xây nhà, hãy lập một bản kế hoạch chi tiết những việc cần làm, chi phí dự kiến cho từng phần việc đó. Đến khi bắt tay vào quá trình xây dựng, hãy đảm bảo rằng, những gì đã đặt ra từ trước được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Đồng thời, tùy thuộc vào tình hình, có thể điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp xuyên suốt thời gian thực hiện công trình.

 


Danh sách những việc cần chi tiêu và kinh phí cho từng đầu mục giúp dự liệu kinh phí cho cả công trình


Điều chỉnh chi tiêu kịp thời giúp hạn chế khả năng vượt mức dự kiến khi xây dựng

Lý do lớn nhất khiến gia chủ không kiểm soát được chi tiêu trong lúc xây nhà thường là do thiếu thông tin. Việc thiếu thông tin sẽ dẫn đến chênh lệch mức dự chi và nhu cầu thực sự. Bởi vậy, có 3 điều quan trọng cần lưu ý nếu muốn tối ưu ngân sách khi xây nhà, đó là: thu thập đủ thông tin, được tư vấn hợp lý, và quyết định phù hợp nhất với nhu cầu. 

Căn nhà trong mơ không nhất thiết lúc nào cũng phải sang trọng và đắt tiền. Bằng việc quản lý chi tiêu hợp lý, bạn hoàn toàn có đủ khả năng xây dựng một tổ ấm đẹp với mức chi phí hợp lý và tiết kiệm nhất.  

 

Tin Tham Khảo
The Weekend House - Chốn dừng chân an yên của gia chủ mỗi cuối tuần
Mách bạn cách thiết kế lối đi vào vườn đẹp, hợp phong thủy
Hướng dẫn bảo trì và làm mới 15 món đồ gia dụng nhà nào cũng có
Kinh nghiệm mua nhà cũ đáng đồng tiền bát gạo
Tổng hợp các vật liệu quen thuộc để làm cửa ra vào hiện có trên thị trường
Film dán kính cách nhiệt có tốt không? Làm thế nào để phân biệt film dán kính cách nhiệt thật - giả?
Gợi ý TOP vật liệu chống nóng cho nhà ở vừa rẻ, vừa hiệu quả
Mẹo giúp gia chủ kiểm soát chi tiêu ở khâu xây nhà và hoàn thiện nhà
Mẹo giúp gia chủ kiểm soát chi tiêu ở khâu xây nhà và hoàn thiện nhà