Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Những lỗi cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ở


Những lỗi cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ở

Dù chỉ chiếm một khoảng không gian nhỏ trong nhà, nhưng nhà vệ sinh cũng cần được chú ý thiết kế sao cho tiện dụng và hợp lý. Bên cạnh việc lựa chọn phong cách thì thiết kế nhà vệ sinh thông thoáng, đảm bảo công năng và phong thủy hài hòa cũng là điều cần chú ý.

 

Nhà vệ sinh là một căn phòng được sử dụng rất nhiều, nhưng vì luôn gắn liền với cái tên không gian phụ, nên nhiều gia chủ luôn tiết kiệm diện tích khi thiết kế nhà vệ sinh; đây là điều rất thường thấy ở các ngôi nhà ống, nhà phố chật hẹp. Chính điều này đôi khi lại dẫn đến những bất tiện cả về công năng, thẩm mỹ và ảnh hưởng đến phong thủy trong gia đình.


Bạn có biết những lỗi thường gặp khi thiết kế nhà vệ sinh không?

Lỗi sử dụng diện tích không phù hợp

Dù với diện tích lớn hay nhỏ thì nhà vệ sinh cần có đầy đủ tiện ích, công năng trong thiết kế; nếu kết hợp được yếu tố thẩm mỹ càng giúp không gian nhà trở nên hoàn hảo hơn. Về diện tích thì gia chủ cần phải dựa vào diện tích ngôi nhà để xác định diện tích hợp lý cho nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh tuy diện tích khiêm tốn nhưng luôn sạch sẽ, thơm tho và gọn gàng vẫn sẽ đảm bảo cho bạn có cảm giác dễ chịu hơn một nơi rộng nhưng bừa bộn.


Gọn gàng, thông thoáng là những yếu tố quan trọng trong kiến trúc nhà vệ sinh.

Lỗi sử dụng vật liệu không đảm bảo an toàn

Về phần thiết kế nhà vệ sinh, bạn nên chọn gạch lát sàn có khả năng chống trơn để tránh xảy ra tai nạn. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể chọn loại sàn gỗ chịu nước, vừa có độ an toàn cao khi nhà có trẻ nhỏ và người già, lại tăng thêm phần sang trọng và đẹp mắt cho không gian nhỏ trong nhà.


Sàn nhà vệ sinh nên lát gạch chống trơn,  trượt.


Sàn gỗ chống thấm sang trọng và an toàn cao cho gia đình.

Đối với các vật liệu được sử dụng trong nhà vệ sinh từ bồn rửa, toilet, vòi sen đến các tủ, trần tường nên sử dụng các vật liệu chống thấm hoặc chịu nước tốt vì đây là nơi có độ ẩm cao. Nếu bạn bỏ qua bước chọn vật liệu phù hợp sẽ khiến các vật dụng nơi đây nhanh hư hỏng, phải thay mới thường xuyên.


Vật liệu chịu nước kém không nên được sử dụng trong nhà vệ sinh.

Lỗi bố trí ánh sáng

Điều tiếp theo cần lưu ý tiếp để thiết kế nhà vệ sinh đẹp chính là nguồn sáng. Nhiều gia chủ cho rằng nhà vệ sinh nhỏ nên chỉ cần một đèn gắn trên tường hoặc trần là đủ. Nhưng trên thực tế, để giúp nhà vệ sinh mang lại cảm giác thoáng, tránh cảm giác bí bức thì kiến trúc sư thường sẽ bố trí tối thiểu hai nguồn sáng khác nhau cho các khu vực chức năng riêng.

Bố trí đèn trần với cường độ sáng vừa phải giúp bạn soi sáng ở từng góc tường. Còn nhóm đèn khu vực sẽ giúp bạn sinh hoạt tiện lợi hơn, ví dụ như đèn ở gương giúp bạn rửa mặt hay đánh răng thuận tiện hơn.


Diện tích tuy nhỏ nhưng nếu cung cấp đủ sáng sẽ mang lại cảm giác thoáng rộng hơn.

Nhà vệ sinh luôn phải đảm bảo thoáng khí

Trong phong thủy thì các luồng sinh khí luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo phân tích của các chuyên gia phong thủy thì nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm ướt, mang nhiều âm khí, vì vậy nơi đặt nhà vệ sinh nên đảm bảo thông thoáng, tránh bí khí và tốt nhất nên có cửa sổ để đón ánh nắng bên ngoài vào. Ánh nắng theo phong thủy là dương khí sẽ giúp giúp cân bằng âm – dương, theo kiến trúc xây dựng thì thiết kế nhà vệ sinh thông thoáng sẽ  giúp không gian khô ráo, giảm mùi khó chịu


Nhà vệ sinh nên có thêm cửa sổ để thoáng khí và lấy sáng tự nhiên.


Nếu nhà vệ sinh xây ở nơi kín thì có thể bố trí cây xanh hoặc quạt gió để loại bỏ ẩm mốc.

Một số lưu ý khác trong việc thoáng khí là suy xét có nên thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ hay không. Theo các kiến trúc sư, nếu phòng ngủ nhà bạn rộng rãi, có cửa sổ thì nên làm nhà vệ sinh trong phòng để tiện sử dụng. Nhưng nếu phòng bạn có diện tích nhỏ hẹp, thì việc đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ sẽ khiến phòng có mùi khó chịu, tăng ẩm mốc và ảnh hưởng đến sức khỏe gia chủ.

Nếu phòng ngủ đủ rộng thì mới nên xây dựng nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Một số điều cấm kỵ trong việc thiết kế nhà vệ sinh cần lưu ý

Những điều cấm kỵ này chủ yếu thuộc về yếu tố phong thủy nhà ở, đầu tiên là bạn không nên xây cửa nhà vệ sinh nhìn thẳng sang các phòng khác, đặc biệt là nhà bếp và phòng thờ. Nếu bắt buộc phải xây chung các phòng ở cùng một không gian thì bạn nên xây hành lang chia không gian sống để tránh điểm kỵ này.


Đặc biệt tránh đặt phòng vệ sinh cạnh phòng thờ.

Vị trí đặt nhà vệ sinh không nên ở trung tâm ngôi nhà, theo phong thủy thì nơi đây sinh ra uế khí không tốt, nên nếu đặt ở giữa nhà thì cũng sẽ gây ô nhiễm không gian chung và gây nhiều điềm xấu cho gia đình.


Không đặt nhà vệ sinh cạnh nhà bếp vì thủy – hỏa khắc nhau, xua đuổi vượng khí.

Mặc dù chỉ là một không gian nội thất nhỏ trong nhà, nhưng điều đó không đồng nghĩa bạn lơ là khoản thiết kế nhà vệ sinh đẹp cho công trình thêm chất lượng, phong thủy hài hòa. Với những lưu ý trên, chúc bạn sẽ có được một ngôi nhà ưng ý!

 

Tin Tham Khảo
CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐIỆN YẾU
KINH NGHIỆM NÊN BIẾT KHI SỬA ĐIỆN NƯỚC TẠI NHÀ
9 MẸO ÁP DỤNG PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ PHÒNG NGỦ GIÚP KHÔNG GIAN THÊM THƯ THÁI
HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG ĐỒ GỖ NỘI THẤT BỀN & ĐẸP THEO THỜI GIAN
02 Cách Khắc Phục Triệt Để Tình Trạng Gạch Lát Sàn Nhà Bị Phồng Rộp
Nguyên nhân gây chập cháy điện
Thông thủy là gì? Những kích thước thông thủy trong xây dựng bạn cần biết trước khi xây nhà
GẠCH LÁT SÂN VƯỜN: 20 PHONG CÁCH TUYỆT VỜI NHẤT CHO KHÔNG GIAN NGOÀI TRỜI
Chia sẻ của thợ sửa chữa điện nước về bình nóng lạnh