Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Khi nào công trình sử dụng keo dán gạch thay hồ vữa?


Khi nào công trình sử dụng keo dán gạch thay hồ vữa?

 

Phương pháp ốp lát gạch truyền thống với hồ vữa và xi măng đang dần trở nên kém hiệu quả khi keo dán gạch với nhiều ưu điểm vượt trội ra đời. Keo dán gạch không chỉ là xu hướng mà còn dần chiếm lĩnh thị trường xây dựng, loại vật liệu xây dựng mới này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đang dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.

 

Keo dán gạch là gì?

Keo dán gạch là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây trong ngành xây dựng, với nhiều ưu điểm khác nhau và có khả năng khắc phục được đại đa số nhược điểm của phương pháp truyền thống, keo dán gạch dần trở thành lựa chọn hàng đầu trong nhiều công trình.

Keo dán gạch là một hỗn hợp gồm xi măng, cát sạch đã được lọc và qua các bước xử lý, phụ gia có gốc polyme và một số thành phần khác. Các hỗn hợp được đưa vào máy pha trộn để làm ra được một loại keo đồng nhất ở dạng thành phẩm.

 


Keo dán gạch với thành phần mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn vữa truyền thống.

 

Từ trong thành phần, keo dán gạch đã thể hiện được khả năng chống thấm nước cũng như độ bám dính cao hơn, có khả năng chống bong rộp gạch vượt trội. Tuy nhiên keo dán gạch cũng có những ưu và nhược điểm riêng của mình.

 

Ưu – nhược điểm của keo dán gạch

Ưu điểm của keo dán gạch

Đầu tiên phân tích về ưu điểm của sản phẩm, keo dán gạch được nhà sản xuất đóng gói thuận tiện cho quá trình vận chuyển và thi công. Phần keo chỉ cần pha với nước sạch là có thể dùng ngay, loại bỏ những tác hại như bụi bẩn, tốn công pha xi măng và hồ vữa.

 


Tiết kiệm thời gian và công sức khi chỉ cần pha keo với nước sạch là có thể dùng ngay.

 

Đặc biệt hơn, keo dán gạch mang đến khả năng bám dính cao, không gây hiện tượng bong tróc gạch trong quá trình sử dụng và sử dụng phù hợp với nhiều loại gạch khác nhau, kể cả loại gạch cao cấp như granite hay porcelance. Với keo dán gạch, sản phẩm đã loại bỏ được quá trình thủy hóa của xi măng, do đó loại bỏ được tình trạng bong tróc gạch cho công trình.

 


Keo dán gạch dùng được cho nhiều loại gạch và ở nhiều vị trí khác nhau của công trình.

 


Kể cả các loại đá lát lớn và đắt tiền vẫn có thể dùng keo dán gạch để thực hiện thi công.

 

Tiết kiệm tối đa thời gian thi công và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình là hai ưu điểm được nhiều thợ thầu nhắc tới, thay vì phải nắn chỉnh và canh đo bằng mắt thường, thì chỉ với 1 bay răng cưa cùng keo dán gạch đã có thể giúp bạn ốp gạch đều tăm tắp.

 


Với bay răng cưa bạn hoàn toàn có thể thực hiện ốp gạch ngay ngắn một cách nhanh chóng.

 

Cuối cùng là khả năng tiết kiệm chi phí cao, với một bao 25kg keo dán gạch có thể ốp được diện tích lên đến 17m2. Với mức giá hợp lý và tuổi thọ cao, keo dán gạch có thể thay thế hồ vữa cho đại đa số công trình xây dựng hiện đại.

 

Khuyết điểm của keo dán gạch

Tuy keo dán gạch có thể thực hiện được trên mọi vật liệu và phù hợp với đại đa số loại gạch hiện có trên thị trường nhưng công trình phải đảm bảo mặt bằng thi công phẳng, sạch và hoàn toàn khô ráo.

Trong thời gian keo dán gạch khô cần có thời gian khô cứng nhất định, trung bình khoảng 24 tiếng, hạn chế người đi lại.

 


Hạn chế đi lại trong khu vực để tránh gạch bị xô lệch khỏi vị trí khi chưa khô.

 

Với rất nhiều ưu điểm và rất ít hạn chế như kể trên thì keo dán gạch thực sự rất được ưa chuộng trong nhiều công trình hiện đại.

Các loại keo dán gạch thông dụng trên thị trường

Có 4 loại keo dán gạch chính trên thị trường với nhiều mức giá và thương hiệu khác nhau, và thường được sử dụng trong quá trình thi công hoàn thiện nhà. Tùy vào từng kích thước gạch cũng như vị trí ốp khác nhau mà ta có 4 loại keo dán sau:

Keo lát nền có mức giá dao động từ 5.000 đến 8.200vnđ/kg

Keo ốp gạch nội thất có giá từ 7.500 đến 10.500 vnđ/kg

Keo ốp gạch ngoại thất có mức giá 10.000 đến 17.000 vnđ/kg

Cuối cùng là dòng keo đặc biệt chuyên dùng cho gạch bản lớn và cao cấp có giá từ khoảng 17.000 vnđ/kg trở lên.

 


Tùy vào từng công năng và công trình mà giá keo dán gạch sẽ khác nhau.

 

Trung bình một m2 cần sử dụng khoảng từ 3.5 đến 5kg để đạt được độ dày chuẩn theo tiêu chí từ nhà sản xuất.

Các thương hiệu keo dán gạch trên thị trường Việt Nam

Có 4 thương hiệu keo dán gạch chính trên thị trường Việt, từ loại sản xuất trong và cả ngoài nước. Đầu tiên phải kể đến đó là keo dán gạch Mapei, Mapei là thương hiệu keo dán đầu tiên có nhà máy sản xuất tại Việt Nam năm 2006, keo Mapei đã được nhiều công trình lớn nhỏ trong nước tin dùng.

 

Ngoài keo dán gạch, Mapei cũng có nhiều dòng sản phẩm vật liệu xây dựng khác.

 

Keo dán gạch Perfect & Cimax với dòng keo dán gạch ngoại thất nổi trội, với tính chống thấm nước cực kỳ cao đã bảo vệ các công trình khỏi hiện tượng ẩm tường và bong gạch. Đây cũng là thương hiệu keo dán gạch mang thương hiệu Việt được ưa chuộng.

 


Keo dán gạch Perfect & Cimax là thương hiệu Việt hiếm hoi trên thị trường.

 

Keo dán gạch Weber nổi tiếng của Pháp với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng, Weber được nhiều nhà thầu bình chọn có khả năng siêu dính cũng như chịu được tác động thời tiết tốt.

 


Ông lớn Weber chú trọng vào phát triển hình ảnh thương hiệu hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.

 

Keo dán Davco – Lanko của Thái Lan được sản xuất trên dây chuyền bật nhất thế giới cũng đã gia nhập thị trường trong nước với tham vọng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

 


Keo dán gạch giúp bạn dễ dàng trang trí nội thất với những viên gạch nhiều màu sắc.

 

Với thị trường keo dán gạch đa dạng và nhiều chủng loại cho từng loại gạch lát riêng biệt, đi cùng với đó là giá thành và chất lượng cạnh tranh đã giúp cho chủ công trình có được nhiều lựa chọn thích hợp hơn. Sử dụng những vật liệu hiện đại để giữ nhà luôn được bền đẹp theo thời gian bạn nhé!

 

Bài viết: Tham khảo internet

 

Tin Tham Khảo
Hướng dẫn bảo trì và làm mới 15 món đồ gia dụng nhà nào cũng có
Kinh nghiệm mua nhà cũ đáng đồng tiền bát gạo
Tổng hợp các vật liệu quen thuộc để làm cửa ra vào hiện có trên thị trường
Film dán kính cách nhiệt có tốt không? Làm thế nào để phân biệt film dán kính cách nhiệt thật - giả?
Gợi ý TOP vật liệu chống nóng cho nhà ở vừa rẻ, vừa hiệu quả
Mẹo giúp gia chủ kiểm soát chi tiêu ở khâu xây nhà và hoàn thiện nhà
Mẹo giúp gia chủ kiểm soát chi tiêu ở khâu xây nhà và hoàn thiện nhà
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHÀ BỊ LÚN
Gỗ ghép thanh - Vật liệu chế tạo nội thất của thời đại mới