Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất Minimalism
Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất Minimalism
Phong
cách thiết kế nội thất minimalism là gì? Tại sao xu hướng thiết kế theo phong
cách này ngày càng được nhiều người ưa chuộng?
Minimalism có những nguyên tắc thiết kế riêng mà ai ai cũng
nắm rõ. Dưới đây là những lưu ý cơ bản để đảm bảo sự tối giản tối đa mà vẫn “đẹp
và chất”
Less is more – Ít là nhiều: phong cách tối giản đúng như
tên gọi của nó, chú trọng việc giảm thiểu đến tối đa việc trang trí trong không
gian nội thất.
Đi ngược lại các tiêu chuẩn tranh trí nội thất truyền thống
về việc làm phong phú không gian bên trong với các vật dụng và chi tiết trang
trí phức tạp phong cách này hướng đến việc loại các vật dụng thừa thãi nhằm giữ
lại một không gian trống hoàn hảo. Chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm cũng như
phong cách thiết kế và trang trí Nhật Bản, đồng thời được xây dựng trên nền tảng
triết lý “Less is more”, việc trang trí nội thất theo phong cách Minimalism hướng
sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu bên dưới. Các mảng tường,
sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng này chính là những yếu tố quan trọng
làm nên phong cách tối giản. Sử dụng những đường nét đơn giản và sự kết hợp có
tính toán của các mặt phẳng, không gian nội thất theo phong cách này là một tổng
thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và nhất là giữ lại được một không gian kiến
trúc đẹp, thoáng đãng, rộng rãi.
Không gian tinh tế với sự sắp xếp đơn giản của đồ nội thất
và màu sắc sử dụng
Tất cả những gì không cần thiết được coi là thừa thãi và được
loại bỏ, từ đường nét, hình khối kiến trúc cho đến các trang trí nội thất. Bản
thân những đồ đạc nội thất có ý nghĩa công năng cũng được hạn chế tối thiểu, là
một thành phần cấu thành yếu tố trang trí, và được coi như những tác phẩm điêu
khắc. Tất nhiên với hình thức, chi tiết cũng tối giản nhưng tinh tế.
Đồ nội thất trở thành yếu tố trang trí hữu ích cho không
gian
Sự sử dụng hạn chế về màu sắc trong trang trí là đặc
trưng dễ nhận diện nhất của phong cách này
Thông thường, có không quá ba màu trong không gian nội thất
theo phong cách minimalist style: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn.
Màu sắc của các mảng tường là màu trung tính nhằm tạo ra một phông đệm cho các
vật dụng trang trí bên trong, hướng sự chú ý của người quan sát đến những điểm
nhấn quan trọng. Phông màu trung tính cũng có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ
giữa các thành phần trang trí và có tác dụng tạo sự tương phản mạnh mẽ giữa các
thành phần trang trí và có tác dụng kết nối các thành phần này lại với nhau.
Các mảng tường trắng được sử dụng rất phổ biến trong phong cách Minmalism như một
phong nền trơn nhằm tăng giá trị các đồ đạc xung quanh, đồng thời mang lại hiệu
quả thị giác về một không gian rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn.
Những màu sắc trung tính được sử dụng rất nhiều trong
không gian Minimalism
Dùng ánh sáng làm nội thất
Do hạn chế sử dụng màu sắc trong nội thất, ánh sáng trong
phong cách Minimalism được xem như một thành phần trang trí quan trọng để tạo
ra các hiệu ứng thị giác và thẩm mỹ. Việc sử dụng ánh sáng, nhất là ánh sáng tự
nhiên, được chú trọng nhằm nhấn mạnh các khu vực quan trọng và tạo ra bóng đổ với
hiệu quả cao để tôn lên các hình khối của vật dụng và các thành phần kiến trúc
khác. Ánh sáng tự nhiên được lọc qua các rèm cửa, các bình phong chắn, xuyên
qua các tán cây bên ngoài một cách có chủ đích để khi xuyên vào đến không gian
bên trong đạt được hiệu quả chiếu sáng và thẩm mỹ mà người thiết kế đã định hướng
trước. Ánh sáng nhân tạo được chọn lọc một cách cẩn thận để nhấn mạnh được hình
dạng và cấu trúc của các thành phần trang trí nội thất.
Sử dụng ánh sáng nhân tạo làm điểm nhấn và tạo sự khác biệt
cho không gian
Ánh sáng tự nhiên chan hòa khắp không gian nhờ việc tận dụng
tối đa các mảng kính lớn
Các thành phần trang trí nội thất cũng như vật dụng, bàn
ghế được sử dụng ở mức độ tối giản, nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về tiện nghi
sử dụng
Bàn ghế trong nội thất theo phong cách Minimalism đều có
hình dạng đơn giản, hài hoà và hiện đại, được làm nên từ các đường nét không cầu
kỳ nhưng tinh tế. Các vật dụng này một mặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng, sinh
hoạt của con người, mặt khác cũng chính là những thành phần trang trí cho nội
thất bên trong. Bàn ghế không chỉ là nơi để ngồi mà còn được xem là những tác
phẩm điêu khắc làm nên nét đẹp cho không gian bên trong.
Không gian hiện đại, sang trọng hơn nhờ có đồ nội thất
mang tính trang trí
Một phong cách sống phù hợp
Phong cách tối giản được áp dụng trong thiết kế nội thất văn
phòng một cách dễ dàng. Không gian làm việc thường được yêu cầu sắp xếp và bố
trí gọn gàng, đồng thời vẫn đáp ứng được công năng sử dụng một cách tốt nhất.
ĐIều này phù hợp với các tiêu chí của trường phái minimalist style. Và mặc dù
đa số các văn phòng làm việc sử dụng ánh sáng nhân tạo là nguồn chiếu sáng
chính, càng về sau này xu hướng tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên ngày
càng được phổ biến.
Văn phòng theo phong cách Minimalism
Không chỉ là một phong cách trang trí nội thất và kiến trúc,
Minimalism còn biểu hiện được phong cách sống của chủ nhân. Với phương châm loại
bỏ những gì không cần thiết, phong cách này thật sự thích hợp với những người
thích ngăn nắp, tự do và phóng khoáng. Platon, nhà triết học Hy lạp cổ đại nổi
tiếng từng nói:
"Cái đẹp của phong cách, của sự hài hoà, của sự
duyên dáng và nhịp nhàng phụ thuộc vào sự đơn giản".
Người Châu Âu sau một thời gian dài say mê với các chi tiết
cầu kỳ, hoa văn phức tạp lại quay sang đi tìm cái đẹp trong sự đơn giản. Với nhịp
độ cuộc sống ngày càng nhanh, tính cạnh tranh trong công việc ngày càng lớn và
mật độ dân số ngày càng tăng, một không gian thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng trở
thành điều mà mọi người mơ ước. Đó có lẽ là lý do giải thích tại sao phong cách
này lại đạt được ảnh hưởng và thành công lớn như thế trong trang trí nội thất
nói riêng và thiết kế kiến trúc nói chung tại châu lục này.