Xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính ra sao?
Đối
với nhà ở, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng là thủ tục pháp lý bắt buộc (trừ
trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên thực trạng xây dựng không phép hiện nay diễn ra
thường xuyên và rất phổ biến ảnh hưởng tới việc quản lý quy hoạch. Vậy việc
không xin giấy phép mà xây dựng thì có bị phạt không? Mức phạt như thế nào? Bài
viết dưới đây của Happynest sẽ cung cấp thông tin giải đáp cho độc giả.
Hiện nay, trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật
quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì những tất cả các công trình nếu
muốn được xây dựng thì đều phải xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền.
Bởi lẽ, khi một hay nhiều công trình được khởi công sai phép, không đảm bảo các
tiêu chuẩn quy định, không được quản lý giám sát bởi cơ quan nhà nước ở địa
phương thì hậu quả để lại là rất lớn: cơ sở hạ tầng không đồng bộ, phá vỡ quy
hoạch, ảnh hưởng các công trình lân cận, thiệt hại về thời gian, tiền bạc…
Chính vì thế, pháp luật Việt Nam đã quy định xử phạt vi phạm
và trình tự xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi trên.
1. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây nhà
không có giấy phép xây dựng
Hiện nay các quy định xử lý, xử phạt xây nhà không phép được
quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản
làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công
trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng
nhà và công sở quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự
xây dựng.
Cụ thể như sau:
* Phạt tiền:
Chủ đầu tư có hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình
không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng sẽ xử
phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc
các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với
xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với
xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng
công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
* Phạt tiền đối với hành vi tái phạm:
Sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền
mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm
mà chủ đầu tư bị xử phạt từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng và bị tước
quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Thực trạng xây nhà không có giấy phép xây dựng diễn ra phổ
biến
Hình thức xử phạt chính đối với vi phạm trong lĩnh vực
xây dựng là phạt tiền
2. Mức phạt bổ sung đối với hành vi xây nhà không có giấy
phép xây dựng
* Trường hợp 1: Các chủ đầu tư xây dựng trái phép mà
không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận,
không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị
phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng
50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc
sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc
dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có
thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
* Trường hợp 2: các công trình xây dựng trái phép không
thuộc trường hợp 1 bị xử lý theo điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định việc
xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng:
- Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự
phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
- Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị
đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự đô
thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và
các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải
chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;
- Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định
đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập
phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.
* Trường hợp 3: công trình xây dựng không có Giấy phép
xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng
- Bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu
tư làm thủ tục xin cấp phép xây dựng
- Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định
đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do
cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;
Nhiều tổ chức, cá nhân xây nhà ở “chui” không có giấy
phép xây dựng
Cưỡng chế phá dỡ nhà ở của chủ đầu tư vi phạm pháp luật
Những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ các chế
tài do pháp luật quy định về việc xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng.
Các cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư hãy tìm hiểu quy định của pháp luật, nâng cao
ý thức, lựa chọn hành vi đúng, tránh gây thiệt hại về thời gian, tiền bạc cho bản
thân, gia đình và xã hội.