Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Nhà ống 4m ngang có nên làm cầu thang dọc (cầu thang 1 vế) hay không?


Nhà ống 4m ngang có nên làm cầu thang dọc (cầu thang 1 vế) hay không?

 

Cầu thang dọc (cầu thang 1 vế) có rất nhiều ưu điểm về thẩm mỹ và công năng. Dù vậy, rất nhiều người vẫn thắc mắc về tính ứng dụng của cầu thang dọc trong không gian nhà ống vốn có hạn chế về diện tích. Hãy cùng DKP phân tích những mặt lợi - hại của cầu thang dọc đối với nhà ống 4m ngang qua bài viết sau đây.


Thế nào là cầu thang dọc (cầu thang 1 vế)?

Cầu thang dọc, hay cầu thang 1 vế, đơn giản đúng như tên gọi, đó là loại cầu thang được xây dựng theo chiều dọc của 1 căn nhà. Cầu thang dọc thường sẽ nép sát vào một bên tường của căn nhà, và dẫn thẳng lên tầng trên mà không có chiếu nghỉ như các loại cầu thang truyền thống khác. 


Cầu thang dọc được thiết kế theo kiểu xương cá trong Bin Bon House (Ảnh: Quang Trần)


Cầu thang dọc thường nép sát vào một bên tường của căn nhà và không có chiếu nghỉ (Ảnh: Quang Trần)

Ưu điểm của cầu thang dọc

Ưu điểm đầu tiên và dễ thấy nhất ở cầu thang dọc là giúp tiết kiệm diện tích, giải phóng không gian cho căn nhà. So với các loại cầu thang truyền thống khác như: cầu thang đổi chiều 180 độ, cầu thang tròn, cầu thang uốn cong… cầu thang dọc KHÔNG phân tách không gian thành các khối chức năng khác nhau. Nhờ ưu điểm này, không gian mỗi tầng trong những căn nhà sử dụng cầu thang dọc luôn được liền mạch và có tính liên tục. 


Cầu thang dọc được KTS khéo léo “giấu” đi trong DATA’s House (Ảnh: A11 Studio)


Đằng sau bức tường là chiếc cầu thang gọn gàng dẫn thẳng lên tầng 2 (Ảnh: A11 Studio)

Thứ hai, cầu thang dọc giúp việc di chuyển trên cùng một mặt bằng tầng dễ dàng hơn do không có vật cản và ngăn cách không gian. Khu vực gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để bố trí làm phòng vệ sinh hoặc không gian lưu trữ đồ dùng… tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ.

Thứ ba, về thẩm mỹ, rất nhiều loại vật liệu và phong cách kiến trúc có thể áp dụng được trong thiết kế cầu thang dọc. Bên cạnh việc đáp ứng công năng, thẩm mỹ cũng là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trong thiết kế nội thất, nhất là với các gia đình trẻ. 


Cầu thang dọc trong công trình DHD Villa (Ảnh: Quang Trần)


Yếu tố thẩm mỹ luôn là một trong những lý do khiến cầu thang dọc được ưa chuộng (Ảnh: Quang Trần)

Hạn chế của cầu thang dọc

Thiết kế cầu thang nằm trên một đường thẳng tắp và không có chiếu nghỉ chính là hạn chế của cầu thang dọc so với các loại cầu thang truyền thống khác. Thông thường, chiếu nghỉ là một cách tự động thông báo điểm dừng chân của gia chủ, giúp việc di chuyển trên cầu thang có sự ngắt quãng và đỡ tốn sức hơn. Cầu thang dọc đã thiếu mất sự “đánh dấu” trong vô thức này, khiến việc lên xuống cầu thang dễ gây cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Nhà ống 4m ngang có nên làm cầu thang dọc?

Nhà ở Việt Nam đa phần là kiểu nhà ống, hẹp về chiều ngang và dài về chiều sâu. Đối với nhà ống 4m ngang, cầu thang dọc là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm diện tích sinh hoạt, tạo độ rộng thoáng cho không gian. Tuy nhiên, chiều cao bậc thang nên giới hạn ở mức vừa phải, nếu không việc di chuyển sẽ rất mệt mỏi và mất sức.

Với những căn nhà ống chỉ có chiều sâu từ 9 - 10m (tổng diện tích sàn chỉ từ 35 - 40m2), diện tích dành cho cầu thang sẽ vô cùng hạn chế. Điều này buộc gia chủ và KTS cần thu hẹp chiều rộng và tăng độ cao của bậc thang. 


Việc tính toán chiều cao và độ rộng của bậc thang rất quan trọng trong thiết kế cầu thang cho nhà ống 4m ngang

Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang, mỗi bậc thang sẽ có chiều cao là 15cm, chiều rộng là 30cm. Tuy nhiên, với nhà ống 4m ngang, có thể tăng chiều cao bậc thang lên 17 - 19cm, giảm chiều rộng xuống 24 - 27cm. Lưu ý rằng, dù có cố gắng thu hẹp diện tích bằng cách tăng chiều cao bậc thang tới đâu, bậc thang cũng không được cao vượt quá 22cm. 

Với những căn nhà ống có lợi thế về chiều sâu, có thể áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cầu thang chuẩn mực phía trên. Tuy nhiên, vì hạn chế không có chiếu nghỉ, số bậc cầu thang nên được giới hạn là 17 bậc hoặc 21 bậc, tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ và khoảng cách từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn hoàn thiện tầng trên.  

Tương tự như những loại cầu thang truyền thống, cầu thang dọc cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Hiểu rõ những đặc tính này, gia chủ sẽ có cách lựa chọn loại cầu thang phù hợp cho không gian sống của gia đình.

 

Tin Tham Khảo
Khoảng thông tầng đặc biệt của Bin Bon House là lợi thế gắn kết các thành viên trong gia đình
Nhà đẹp phong cách với cửa trượt hiện đại
Nội thất tối giản ẩn hình: Trào lưu thiết kế mới
Nội thất tối giản ẩn hình: Trào lưu thiết kế mới
Cập nhật 11 xu hướng vật liệu trong thiết kế nội thất sẽ thống trị năm 2020
CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ TRONG CÔNG NGHIỆP
9 sai lầm thường gặp khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước dân dụng
Lời khuyên cho việc bảo trì cửa sổ thường xuyên
KINH NGHIỆM SỬA CHỮA NHÀ CŨ ĐẸP NHƯ MỚI