Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Vì sao gia chủ cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở? Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì?


Vì sao gia chủ cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở? Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì?

Không ít người khi có dự định xây nhà đều thắc mắc về  thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ chỉ lý do vì sao cũng như liệt kê các loại giấy tờ cần thiết khi thực hiện thủ tục pháp lý này.

 

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 nêu rõ: “Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Như vậy, giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ pháp lý minh chứng tính hợp pháp của công trình cũng như quá trình xây dựng công trình (trong phạm vi bài viết chỉ đề cập công trình nhà ở riêng lẻ). Trong đó, một số khái niệm cần làm rõ:

  • Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Giấy phép xây dựng được phân loại dựa theo tiêu chí thời gian thành:

  • Giấy phép xây dựng có thời hạn: giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
  • Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

2. Vì sao gia chủ cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở?

  • Khi xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng (trừ trường hợp công trình được miễn) vì những lý do sau đây:
  • Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc với công trình xây dựng là nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định và đang có hiệu lực thi hành.
  • Giảm thiểu rủi ro khi xảy ra tranh chấp kiện tụng liên quan đến xây dựng công trình.
  • Giấy phép xây dựng giúp tạo điều kiện cho những tổ chức và các hộ gia đình hoặc cá nhân thực hiện thuận lợi các dự án xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
  • Giấy phép xây dựng giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
  • Nếu là đất nông nghiệp, cần xin giấy phép xây dựng nhà ở và phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Khi chủ đầu tư không thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở mà vẫn cố tình xây dựng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và cưỡng chế phá dỡ công trình. 

 

  •  3. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm những gì?
  • Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
  • Thành phần hồ sơ: Theo Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ gồm các giấy tờ sau:

      - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1;

      - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

      - Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

            + Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

            + Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;

            + Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại nội dung này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

      - Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại điểm 1, 2, 3 nội dung này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

      - Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Có thể nói rằng, việc xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở là việc mà ai cũng phải làm ít nhất một lần trong đời. Do đó, gia chủ trước khi bắt tay vào quá trình xây dựng hãy tự trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết, hoặc lựa chọn các đơn vị chuyên nghiệp để hoàn thiện thủ tục thuận lợi và nhanh chóng.



Tin Tham Khảo
Những cách khắc phục tường nhà bị khoan đục với những lỗ khoan xấu xí
Đá marble (cẩm thạch) là gì? Ưu nhược điểm của đá cẩm thạch
Làm bậc cầu thang nên dùng loại gỗ nào? Chi phí ra sao
Tại sao gia chủ phải chú ý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề?
Gỗ hương là gì? Ứng dụng gỗ hương trong đồ nội thất gia đình
20 mái che Pergola cho sân nhà nhỏ vừa đẹp mắt vừa an toàn
Ngôi nhà 4 người với vẻ ngoài đơn giản, bên trong lại mộc mạc ấm cúng
Kiến trúc Gothic là gì? Đặc trưng của kiến trúc Gothic
Khám phá sự giao thoa giữa những phong cách và màu sắc bên trong căn hộ Alise