Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐIỆN YẾU


CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐIỆN YẾU

 

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, việc nhận biết và khắc phục tình trạng điện yếu sẽ giúp nâng cao tuổi thọ, giảm thiểu hỏng hóc trong quá trình sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình. Vậy tình trạng điện yếu là gì? Làm sao để có thể “nhận diện” cũng như ” xử đẹp” hiện tượng này? Bài viết hôm nay, DKP sẽ chia sẻ cùng bạn những kinh nghiệm thiết yếu về vấn đề này. Cùng DKP tìm hiểu nhé!

 

1. Tại sao nên kiểm tra tình trạng điện yếu?

Để thấy được tầm quan trọng của việc nhận diện tình trạng điện yếu, hãy chú ý điều hòa nhà bạn. Trong máy điều hòa sẽ có một bộ bảo vệ động cơ điện. Khi áp suất cung cấp vào quá thấp hoặc có dấu hiệu thay đổi (tăng giảm) bất thường, rơ le sẽ tự động ngắt dòng điện vào động cơ. Sau khi đóng điện cho đến khi khởi động lại thì máy cần dòng điện lớn gấp 6 dến 7 lần so với khi khởi động bình thường. Chính vì thế công suất lưới điện cung cấp sẽ bị yếu hơn. Và dẫn đến, điều hòa không làm mát cho gia đình bạn.

Ngoài ra, khi dòng điện cung cấp cho động cơ không đủ sẽ dẫn đến tình trạng rôto động cơ không quay. Lúc đó, điện năng được chuyển thành nhiệt năng; sẽ làm nóng cuộn dây của động cơ. Trong trường hợp này, nếu không được ngắt điện kịp thời sẽ gây cháy vỏ cách điện của dây quấn động cơ. Để nhận biết được tình trạng này, bạn có thể nghe tiếng reo của động cơ điện khi nó hoạt động ở trạng thái điện yếu.

 

 

2. Cách nhận biết tình trạng điện yếu?

  • Quạt điện là một thiết bị dễ nhận biết nhất khi điện yếu. Ngay khi bạn bật quạt số nhỏ thì cánh quạt cũng sẽ quay rất chậm; và phải mất vài phút thì quạt mới quay với tốc độ nhanh được. Ngoài ra, khi chạm vào phía sau của quạt sẽ có cảm giác nóng. Đồng thời, trục quạt vẫn quay nhưng với tốc độ chậm.
  • Tủ lạnh không mát, làm đá không đông,… Đây sẽ là các hiện tượng mà tủ lạnh nhà bạn thường gặp phải khi có dòng điện yếu.
  • Máy bơm nước, máy giặt kêu rì rì, không bơm được nước. Dòng điện chạy qua máy giặt sẽ được chuyển hóa thành cơ năng; giúp cho trục máy hoạt động, phục vụ cho quá trình giặt. Trường hợp điện quá yếu sẽ xuất hiện tình trạng động cơ bị nóng và không quay được. Khi tình trạng này thường xuyên xảy ra có thể gây cháy, chập cuộn dây bên trong.
  • Ngoài ra còn cách khác để phát hiện tình trạng điện yếu ở máy bơm nước, máy giặt là nước không bơm được; có tiếng ồn lớn; lồng giặt không quay; cánh quạt không quay; máy nóng.

 

3. Cách khắc phục tình trạng điện yếu

Cách khắc phục tình trạng tưởng chừng đơn giản mà tiềm ẩn không ít nguy hiểm này như nào? Cùng DKP tìm hiểu nhé!

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chuẩn bị sẵn thiết bị đo điện trong nhà. Khi đó bạn có thể chủ động nắm được điện áp và đưa ra cách sử dụng đồ điện hợp lý. Bạn có thể tìm mua đồng hồ hoặc ổ cắm có tích hợp đồng hồ đo điện áp. Để nhận biết được điện yếu hay mạnh, bạn quan sát chỉ số của đồng hồ điện áp. Nếu thông số từ 220 – 240V tức điện áp ổn định. Còn nếu dưới 180V là điện áp yếu.

 

Ngoài ra

Khi đã dùng dây nguồn trong một thời gian dài thì bạn nên thay dây mới. Đồng thời bạn nên sử dụng ổn áp ruler để giữ độ ổn định cho điện áp và độ an toàn cho các thiết bị điện. Dù vậy, điểm trừ lớn nhất của cách này là giá ổn áp ruler. Một ổn áp có thể đảm bảo công suất cho tất cả thiết bị điện trong nhà sẽ là khá đắt.

Nếu bạn chọn ổn áp ruler có công suất không đủ thì bạn nên luân phiên sử dụng các thiết bị điện. Nên tránh việc sử dụng mỗi đồ điện một ổn áp. Bởi khi đó điện sẽ tăng ở thiết bị này nhưng lại yếu ở thiết bị kia theo nguyên tắc “nước đổ về chỗ trũng”.

Đặc biệt đối với tủ lạnh; bạn nên sử dụng bộ bảo vệ để đề phòng khi mất điện đột ngột. Tuy nhiên nếu không có bộ bảo vệ tủ lạnh thì cắm lại tủ sau 5-7 phút để tránh hỏng lốc tủ.

 

Hơn nữa

Để đảm bảo tuổi thọ và công suất hoạt động cao nhất cho các thiết bị điện tử trong gia đình, bạn nên có thiết bị ổn áp và nên sử dụng luân phiên các thiết bị. Không nên sử dụng các thiết bị công suất lớn cùng lúc. Ví dụ như lò nướng, ấm điện, nồi cơm,… điện là những thiết bị trên 1000W, nếu sử dụng cùng lúc sẽ dễ xảy ra tình trạng điện yếu, làm cho các bóng đèn trở nên mờ hẳn đi vì điện yếu.

 

Tin Tham Khảo
KINH NGHIỆM SỬA CHỮA NHÀ CŨ ĐẸP NHƯ MỚI
Nghiêng - Cảm hứng sống mộc mạc và bình dị trong một căn chung cư giữa Sài Gòn
Xu hướng thiết kế “chẻ đôi nhà” và những điều bạn chưa biết
Hướng dẫn sửa cửa gỗ bị mọt
NÊN CHỌN CỬA NHỰA LÕI THÉP HAY CỬA NHÔM
TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÁY LẠNH TẠI NHÀ
4 cách chống thấm tường nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
NGÂM THỬ NƯỚC CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH TRONG BAO LÂU
MỘT SỐ LƯU Ý CẦN TRÁNH TRONG PHONG THỦY NHÀ Ở