Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Công tác bảo dưỡng tại các nhà máy công nghiệp ở VN


Công tác bảo dưỡng tại các nhà máy công nghiệp ở VN

A. BẢO DƯỠNG NGĂN NGỪA Hiện nay hình thức bảo dưỡng ngăn ngừa được áp dụng phổ biến nhất các nhà máy công nghiệp thuộc lĩnh vực dầu khí, điện và hoá chất. Bảo dưỡng ngăn ngừa kinh tế và hiệu quả hơn nhiều so với các công tác bảo dưỡng khác và cải thiện được hiệu quả sản xuất rất lớn.
Mục đích của bảo dưỡng ngăn ngừa: nhằm duy trì hoạt động nhà máy, ngăn ngừa các tình huống khẩn cấp trong quá trình vận hành hoặc giảm được kinh phí bảo dưỡng cho thiết bị sau khi dừng hoạt động. Bảo dưỡng ngăn ngừa được lên kế hoạch phù hợp với lời khuyên của nhà sản xuất và qui định kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng ngăn ngừa được áp dụng trước khi có sự cố xảy ra.

Bảo dưỡng ngăn ngừa được áp dụng cho các thiết bị có các đặc tính sau:

- Thiết bị không có thiết bị phụ (no stand-by) và có thể gây giảm hoặc mất khả năng sản xuất ngay lập tức
- Các thiết bị yêu cầu về vấn đề an toàn và môi trường
- Các thiết bị có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm
- Các thiết bị yêu cầu chi phí sửa chữa rất lớn
B. SỬA CHỮA ĐỘT XUẤT: được thực hiện sau khi có vấn đề hoặc sự cố đã xuất hiện hiển nhiên và được áp dụng sau khi đã ngưng hoạt động cụm phân xưởng hoặc thiết bị mà không ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường hoặc các vấn đề an toàn
C. BẢO DƯỠNG HIỆU CHỈNH: được áp dụng để giảm hư hỏng các cụm thiết bị hoặc thiết bị và nhằm cải thiện các thiết bị khi có thể hoặc tạo điều kiện thực hiện các công việc như kiểm tra hàng ngày, làm sạch và sửa chữa được dễ dàng hơn

Có thể phân chia công việc bảo dưỡng theo thời gian thực hiện như sau:
Bảo dưỡng hàng ngày (thực hiện khi thiết bị đang hoạt động)
Bảo dưỡng theo định kỳ shutdown (thực hiện sau thời gian dài thiết bị hoạt động)
Bảo dưỡng sau khi shutdown khẩn cấp (thực hiện khẩn cấp trong thời gian ngắn nhất có thể)
Có thể phân chia theo qui trình bảo dưỡng hoặc chính sách bảo dưỡng như sau:
Bảo dưỡng ngăn ngừa trên cơ sở giám sát tình trạng
Bảo dưỡng hàng ngày
Bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng & sửa chữa toàn nhà máy (sửa chữa lớn hay Turnaround)
Sửa chữa, khắc phục các sự cố tức thời
Bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị quay có trong nhà máy
Bảo dưỡng, sửa chữa các sự cố, hư hỏng thông thường của các thiệt bị tĩnh có trong nhà máy
Bảo dưỡng, sửa chữa các thiệt bị khác, các hệ thống khác như hệ thống làm kín, hệ thống truyền tải, hệ thống đường ống …
Tin Tham Khảo
Lưu ý khi thi công cầu thang bằng kính cường lực
Nên chọn lan can cầu thang bằng gỗ, kính hay inox?
7 thiết kế mái che pergola làm điểm nhấn cho không gian sân vườn
Tận dụng những nội thất thông minh sau đây để tiết kiệm không gian cho ngôi nhà của bạn
5 ý tưởng biến tấu bức tường trống trở thành “ngôi sao” trong căn nhà của bạn
5 lưu ý khi sử dụng màu trung tính trong nội thất
Mách bạn những lưu ý về phong thủy khi thiết kế nhà vệ sinh
Gầm cầu thang sẽ đẹp như mơ nếu biết 7 mẹo bài trí khéo léo sau
Những lưu ý khi mua lại căn hộ chung cư chưa có sổ hồng