Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Tổ ấm Ruộng: Hòa hợp kiến trúc và nông nghiệp, cũng là sự gần gũi giữa con người thành thị và đồng quê Việt Nam


 

Tổ ấm Ruộng: Hòa hợp kiến trúc và nông nghiệp, cũng là sự gần gũi giữa con người thành thị và đồng quê Việt Nam

 

 

Tổ ấm Ruộng đã đem về cho H&P Architects (HPA) những giải thưởng lớn, bắt nguồn từ sự mộc mạc trong ý tưởng. Canh tác nông nghiệp giúp người dân thành thị gần gũi với thiên nhiên bằng cách mang đến cho họ trải nghiệm gieo trồng, chăm sóc và chia sẻ sản phẩm thu hoạch với những người xung quanh họ. Giống như người nông dân canh tác trên những thửa ruộng bậc thang rộng lớn, họ không chỉ tạo ra lương thực mà còn gián tiếp tạo nên cảnh quan đẹp đẽ cho đất nước Việt Nam.

 

Tổ ấm ruộng nằm trong chuỗi dự án phát triển Kiến Nông (Agritecture) với quan điểm coi sự hoà trộn Kiến trúc (Architecture) với Nông nghiệp (Agriculture) là nền tảng của phát triển bền vững. 


Kiến trúc bậc thang khiến nhiều người phải trầm trồ khen ngợi

Công trình hình thành khi Hoà trộn hai yếu tố đặc trưng của nông thôn Việt Nam là Ngôi nhà (không gian cư trú) và Ruộng bậc thang (không gian canh tác) tạo nên một Tổ ấm với các ranh giới ngoài và trong; trên và dưới; chung và riêng được xoá mờ.


Ý tưởng kết hợp nhà (house) với ruộng bậc thang(terraces) thành Tổ ấm ruộng

Không gian sống nằm dọc theo độ dốc của mái nhà, được thiết kế tỉ mỉ để luôn có được góc nhìn thoáng đãng và đủ ánh sáng. Điều đặc biệt ở đây là dọc theo độ dốc mái nhà với sự sắp xếp chín sân thượng, mỗi sân chứa những khay bê tông để trồng cây. Từ đó tạo nên thảm thực vật bảo vệ ngôi nhà khỏi thời tiết nhiệt đới khắc nghiệt. 


Tiếng ồn, nắng nóng và khói bụi được giảm thiểu khi đi qua thảm thực vật

Toàn bộ công trình như một lời gợi nhớ rất khéo léo về nền văn minh lúa nước và hãy bảo vệ môi trường sống trong lành trước bối cảnh thế giới đang bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Cùng với đó là thúc đẩy việc sử dụng đất nông nghiệp ở các khu đô thị nhằm cung cấp thực phẩm sạch dồi dào cho cuộc sống hàng ngày.


Khu vực trồng trọt được bố trí ở các tầng mái của ngôi nhà


Theo gia đình đang sống ở đây thì khoảng 10 khối đất được lấp đầy các khay bê tông để phục vụ cho việc trồng cây


Với khu vườn trên mái nhà, chủ nhà có thể trồng cây cảnh, rau sạch để phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình


Hệ thống thủy lợi đặt trên mái phù hợp cho việc tưới tiêu làm cho thửa ruộng luôn xanh tốt. Giữa các bậc trên mái được ngăn cách bởi hệ thống thoát nước để tránh ngập úng cho cây


Hệ thống tưới lắp đặt ở các luống bậc thang với van tự động đảm bảo lượng nước cho cây vào những ngày khô hạn


Những cầu thang thép chắc chắn được nối các tầng mái để chủ nhà có thể tiện đi lại

Khác với kiểu nhà truyền thống của Việt Nam với phần mái được lợp bằng ngói, phần mái của ngôi nhà này được đổ bê tông hoàn toàn và tạo hình theo dạng bậc thang. Kiểu thiết kế này làm xóa mờ đi ranh giới trong và ngoài, trên và dưới, chung và riêng. Khi nhìn từ bên ngoài gần như không có sự tách biệt giữa các tầng mà chỉ cảm nhận được một khối liền mạch.


Từ một góc nhìn phía trước, ngôi nhà tựa như những bậc thang bê tông khổng lồ được che phủ bởi hàng cây xanh. 

Thiết kế của các kiến trúc sư hết sức thông minh, sử dụng đến mức tối đa lợi ích của thiên nhiên. Việc trồng cây trên mái như là một lớp cách nhiệt, kết hợp với tường gạch thông gió từ phía sau khiến cho ngôi nhà luôn được mát mẻ. 


Bức tường được bố trí ô thoáng để lưu thông gió bên ngoài và trong nhà

Khu vực sinh hoạt bên trong nhà bao gồm 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 4 phòng ngủ và tầng trên cùng là nơi thờ tự. Không gian sinh hoạt chung tạo được sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không tạo khoảng cách riêng biệt từng cá nhân theo truyền thống. 


Kiến trúc sư dành một phần ba diện tích khu đất để làm sân chơi cho trẻ. Khoảng lùi rộng rãi khiến cho ngôi nhà gần như tách biệt với đường phố


Phòng khách thoáng rộng đón gió từ sân chơi phía trước


Không gian bố trí nương theo độ dốc mái khai thác tối đa góc nhìn, đón ánh sáng và bóng đổ nhờ độ chênh giữa những khay trồng cây


Phòng ngủ đơn giản có góc nhìn lý tưởng qua khe thoáng tới vườn cây, con người như hòa vào thiên nhiên


Cầu thang dẫn lên khu thờ tự và sân phơi thoạt trông hết sức đơn giản nhưng lại chắc chắn


Bản vẽ mặt bằng tầng 1


Bản vẽ mặt bằng tầng 2


Bản vẽ mặt bằng tầng 3


Bản vẽ mặt bằng mái

Hiện nay nhiều công trình kiến trúc thực hiện kế hoạch xanh hóa, kết nối con người khu đô thị gần gũi với thiên nhiên và hoạt động nông nghiệp hơn. Từ đó góp phần cải thiện môi trường khói bụi, khí độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Công trình xanh hiện nay không chỉ là trao lưu mà còn là mong muốn của nhân loại đối phó với biến đổi khí hậu.

 

Thông tin công trình

Giải thưởng Kiến trúc Xanh Việt Nam 2017-2018; Giải thưởng Kiến trúc lục địa Á  Âu 2017 (Shortlisted); Giải thưởng Kiến trúc Mỹ 2017 (Winner)

Tên công trình: Tổ ấm ruộng

Thiết kế: H & P Architects

Địa điểm: Thành phố Hà Tĩnh

Diện tích: 160m2

 

Nguồn: Internet

 

Tin Tham Khảo
NÊN CHỌN CỬA NHỰA LÕI THÉP HAY CỬA NHÔM
TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT SỬA CHỮA MÁY LẠNH TẠI NHÀ
4 cách chống thấm tường nhà hiệu quả không phải ai cũng biết
NGÂM THỬ NƯỚC CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH TRONG BAO LÂU
MỘT SỐ LƯU Ý CẦN TRÁNH TRONG PHONG THỦY NHÀ Ở
CÁCH XỬ LÝ SÀN GỖ BỊ CONG VÊNH DO NGẬP NƯỚC MÙA MƯA BÃO
CÁCH NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐIỆN YẾU
KINH NGHIỆM NÊN BIẾT KHI SỬA ĐIỆN NƯỚC TẠI NHÀ
9 MẸO ÁP DỤNG PHONG THỦY TRONG THIẾT KẾ PHÒNG NGỦ GIÚP KHÔNG GIAN THÊM THƯ THÁI