Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

Cách để Xử lý vết xước trên sàn gỗ


Cách để Xử lý vết xước trên sàn gỗ

 

Các vết xước xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt sàn gỗ là không thể tránh khỏi, ngay cả khi bạn đã giữ gìn cẩn thận. Phần lớn các vết xước là do dịch chuyển đồ đạc, dấu chân thú cưng và các hạt sạn nhỏ từ bên ngoài vào nhà. Việc khôi phục lại diện mạo cho mặt sàn gỗ có thể khá dễ dàng, tùy vào tình trạng các vết xước có nghiêm trọng hay không. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể sửa chữa và che phủ các vết trầy xước để có một mặt sàn gỗ thật bền đẹp.

 

Phương pháp 1: Xử lý vết xước nông bằng bút xóa trầy xước trên gỗ

 

 

1/ Lau bề mặt trầy xước. Dùng giẻ mềm nhúng nước cho ẩm, nhẹ nhàng lau bụi đất và sạn trên bề mặt sàn gỗ. Bạn cũng cần đảm bảo không có bụi đất và sạn trên vết xước.

 

 

2/ Thử màu trước. Trước khi sử dụng bút chuyên dùng để xóa trầy xước trên gỗ, bạn nên thử trước lên chỗ khuất trên sàn gỗ để xem có tiệp màu không. Nếu màu của bút xóa giống với màu gỗ, bạn có thể dùng để xử lý vết xước.

Loại bút này có nhiều màu, bạn có thể tìm mua ở siêu thị, cửa hàng bán đồ gia dụng và cửa hàng sơn.[1]

 

 

3/ Dùng bút xóa trầy xước trên gỗ để tô lên vùng trầy xước. Khi đã chắc chắn là bút tiệp màu với gỗ, bạn có thể tô lên bề mặt có vết xước vài lần. Đừng lo nếu thấy chỗ vừa mới tô có vẻ hơi sáng hơn màu gỗ một chút. Bạn có thể tô lại sau khi lau bớt màu thừa.

 

 

4/ Chà xát cho màu thấm vào vết xước. Dùng giẻ sạch tẩm xăng trắng miết lên sàn gỗ, tập trung vào chỗ trầy xước. Chà vào chỗ vừa tô màu để làm sạch vết màu thừa, nhớ thao tác theo vân gỗ.

Phương pháp này có hiệu quả nhất (hiệu quả hơn là dùng bút vẽ trực tiếp lên vết xước), vì màu có thể dần dần thấm vào vết xước từng ít một.

Nếu dùng bút xóa trầy xước để vẽ trực tiếp lên vết xước, bạn có thể làm vết xước thấm đẫm màu, rốt cục nó sẽ có màu đậm hơn màu gỗ xung quanh.[3] Vẽ kiểu này có thể làm cho vết xước trông còn nổi rõ hơn.

Phương pháp 2: Xử lý vết xước nông

 

 

1/ Lau sạch vùng trầy xước. Nếu lớp phủ bảo vệ bề mặt gỗ bị xước, bạn hãy dùng giẻ mềm (chẳng hạn như vải sợi siêu nhỏ microfiber) và một ít dung dịch lau sàn gỗ để làm sạch vùng trầy xước.

Mọi hạt bụi li ti đều phải lau sạch để chúng không bị bám vào sàn khi bạn sử dụng chất phủ kín.

 

 

2/ Làm sạch dung dịch lau sàn. Bước tiếp theo là làm ẩm một miếng giẻ khác bằng nước và lau lại lần nữa để loại bỏ dung dịch lau sàn.[5]

Để mặt sàn khô trước khi thực hiện bước kế tiếp.

 

 

3/ Quét lớp phủ bề mặt. Khi bề mặt trầy xước đã khô hoàn toàn, bạn hãy dùng cọ đầu nhọn để quét một lớp phủ bảo vệ mỏng lên trên mặt sàn bị trầy xước.[6] Lớp phủ này có thể là chất bịt kín, nhựa cánh kiến hoặc sơn PU.[7] Lý tưởng nhất là vật liệu cùng loại với lớp hoàn thiện của bề mặt sàn gỗ.

Hỏi nhân viên ở cửa hàng vật liệu sửa chữa nhà để biết nên dùng vật liệu nào phủ lên sàn gỗ.

Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc nếu sàn gỗ nhà bạn được xử lý đặc biệt (chẳng hạn như phủ lớp PU bóng), bạn nên cân nhắc thuê dịch vụ chuyên nghiệp để sửa chữa và hoàn thiện lại bề mặt sàn.

Thuê dịch vụ chuyên nghiệp sẽ tốn tiền hơn, vì vậy bạn nên để đến khi có nhiều vết xước mới gọi dịch vụ thay vì thuê họ đến xử lý chỉ một vết xước nhỏ.

 

Phương pháp 3: Xử lý các vết xước nông bằng cách đánh bóng

 

 

1/ Làm sạch bề mặt trầy xước. Dùng giẻ mềm và một ít dung dịch lau sàn để làm sạch bề mặt trầy xước.[10] Bước này giúp loại bỏ những hạt bụi đất nhỏ và đảm bảo làm sạch bề mặt cần xử lý.

 

 

2/ Lau lại vùng trầy xước. Dùng giẻ nhúng nước cho ẩm để lau lại bề mặt trầy xước.[11] Bước này nhằm loại bỏ dung dịch lau sàn và làm sạch lần nữa bề mặt cần xử lý.

Đợi cho bề mặt sàn khô hoàn toàn.

 

 

3/ Lấp kín vết xước. Dùng thỏi sáp đánh bóng đồ gỗ chà lên bề mặt trầy xước để lấp kín vết xước.[12] Nếu cần, bạn nên dùng dao trát mát-tít để miết sáp vào vết xước. Sáp đánh bóng đồ gỗ có thể không màu hoặc có màu gỗ thông thường như màu mật ong và màu nâu với nhiều sắc độ khác nhau.[13] Đợi ít nhất 10 phút cho sáp khô và cứng lại.[14]

Bạn có thể tìm mua thỏi sáp đánh bóng đồ gỗ ở siêu thị, cửa hàng sơn hoặc các cửa hàng vật liệu xây dựng.

 

 

4/ Để cho sáp bám chặt và khô. Chờ một hoặc hai ngày trước khi đánh bóng hoặc phủ thêm lớp hoàn thiện lên bề mặt gỗ.

 

 

5/ Đánh bóng vết xước. Dùng vải mềm, sạch chà xát lên bề mặt có vết xước và đánh bóng sáp.[15] Bước đánh bóng sáp sẽ giúp làm nhẵn bề mặt trầy xước, loại bỏ sáp thừa và khôi phục lại độ sáng bóng của sàn gỗ.[16]

Phương pháp 4: Xử lý các khe nứt và vết xước sâu

 

 

1/ Làm sạch bề mặt trầy xước. Dùng giẻ mềm và làm ẩm bằng dung dịch lau sàn để làm sạch bề mặt trầy xước.[17]

 

 

2/ Làm sạch dung dịch lau sàn. Làm ẩm một miếng giẻ khác bằng nước và lau lên mặt sàn có vết xước.[18] Bước này là để đảm bảo bề mặt cần xử lý hoàn toàn không có bụi bẩn và sạn.

Đợi bề mặt trầy xước khô hẳn trước khi thực hiện bước kế tiếp.

 

 

3/ Chà xăng trắng lên vết xước. Nếu bề mặt sàn gỗ được phủ lớp PU, bạn cần loại bỏ lớp phủ trước khi xử lý vết xước. Nếu không có lớp phủ, bạn không cần phải lo bóc lớp hoàn thiện trên bề mặt sàn. Làm ẩm miếng cọ rửa bằng xăng trắng (mineral spirits) và chà nhẹ lên mặt sàn trầy xước.[19] Dùng vải sạch lau lại và để khô hoàn toàn.

Nếu không có kinh nghiệm làm việc trên đồ gỗ và trám trét, bạn nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp xử lý.

 

 

4/ Lấp kín vết xước. Dùng ngón tay trỏ quệt một lượng nhỏ bột trét gỗ (wood filler) có màu tương tự như màu sàn, sau đó trét vào khe nứt hoặc vết xước trên sàn, miết theo mọi hướng để loại bỏ các bong bóng khí.[20] Bạn có thể sử dụng nhiều bột trét gỗ, vì lượng bột thừa sẽ được làm sạch sau.

Đảm bảo dùng bột trét gỗ (wood filler) thay vì mát- tít trét gỗ (wood putty). Hai loại vật liệu này khác nhau, và việc dùng wood putty có thể ảnh hưởng đến hiệu quả trong việc làm tiệp màu với sàn gỗ, khiến màu sắc của phần trám trét không được như mong muốn.[21]

Đợi một ngày để bột trét khô.

 

 

5/ Lau sạch phần bột trét thừa. Sau khi bột trét đã khô, bạn nên dùng dao trét mát-tít miết lên vết trám trét để làm nhẵn bề mặt và ấn bột trét vào vết xước. Miết theo mọi hướng để đảm bảo mọi cạnh của vết trám được nhẵn mịn và đồng đều.[22]

 

 

6/ Mài phần bột trét thừa xung quanh vết xước. Dùng giấy nhám mịn (khoảng 220 đến 300 grit) nhẹ nhàng chà lên bề mặt gỗ xung quanh vết xước, chỗ còn dính bột trét.[23]

Bạn có thể chà theo chiều vân gỗ hoặc xoay những vòng tròn nhỏ. Dù là chà kiểu nào, bạn cũng cần nhớ thật nhẹ tay.

 

 

7/ Lau sạch phần bột trét thừa. Nhúng giẻ vào nước và vắt kiệt. Giẻ cần phải còn hơi ẩm nhưng không ướt.[24] Dùng ngón tay để lau chính xác vùng xung quanh vết xước.

Nhớ rằng chỉ lau sạch xung quanh vết xước, chỗ bột trét dây ra ngoài, tránh lau lên trên vết xước đã được trét.

 

 

8/ Phủ lớp hoàn thiện lên bề mặt đã được vá. Quét một lớp mỏng vật liệu cùng loại đã phủ lên sàn gỗ. Dùng bàn chải nhỏ lông tự nhiên hoặc cây lăn lông cừu để quét PU, véc-ni hoặc lớp phủ khác. Chờ lớp phủ khô hoàn toàn trong khoảng 24 tiếng trước khi sử dụng sàn gỗ.

Nếu dùng cây lăn xốp, bạn có thể gây ra các bong bóng khí trên lớp phủ.

 

Có thể bạn cần phải quét ít nhất hai lớp hoàn thiện để có kết quả tốt nhất.

 

Lời khuyên

Đôi khi bạn có thể dùng màu sáp thông thường để xử lý những vết xước nhỏ trên sàn. Nếu trong nhà có sẵn màu sáp cùng màu sàn nhà, bạn có thể thử dùng trước khi đi mua sáp đánh bóng đồ gỗ.

Cảnh báo

Đảm bảo mặc trang phục bảo vệ như kính bảo hộ và găng tay khi làm việc với hóa chất xử lý gỗ.

 

 

 

Tin Tham Khảo
Tấm vách ngăn nghệ thuật đang là xu hướng thịnh hành trong trang trí nội thất.
Xu hướng tủ bếp lưới kim loại cho những căn bếp ấn tượng
3 xu hướng decor nhà được dự đoán sẽ làm mưa làm gió năm 2020
Khoảng thông tầng đặc biệt của Bin Bon House là lợi thế gắn kết các thành viên trong gia đình
Nhà đẹp phong cách với cửa trượt hiện đại
Nội thất tối giản ẩn hình: Trào lưu thiết kế mới
Nội thất tối giản ẩn hình: Trào lưu thiết kế mới
Cập nhật 11 xu hướng vật liệu trong thiết kế nội thất sẽ thống trị năm 2020
CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ TRONG CÔNG NGHIỆP