Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

6 kiểu vách ngăn điển hình gia chủ có thể tự thiết kế cho không gian mở trong nhà


6 kiểu vách ngăn điển hình gia chủ có thể tự thiết kế cho không gian mở trong nhà

 

Những năm gần đây, có khá nhiều người chọn không gian mở làm giải pháp cho kết cấu bên trong tổ ấm của mình nhờ ưu điểm thoáng, kết nối không gian sống, kéo gần khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình khi cùng sinh hoạt. Nếu bạn yêu thích sự thông thoáng của không gian mở nhưng vẫn băn khoăn cách bài trí, giải pháp nào vừa đơn giản lại đem lại hiệu quả cho tổ ấm của mình thì 6 ý tưởng về vách ngăn sau sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo này.

 

 

Không gian mở đem lại không gian sống sáng, thoáng hơn cho người dùng

1/ Vách tường kính

Vách tường kính có kích thước lớn là một giải pháp khá thông dụng bởi kính trong suốt, không cản trở tầm mắt nhưng trên thực tế vẫn là một vách ngăn hữu hình, chia không gian làm các không gian khác nhau. Tùy độ cao trần và tính chất không gian, kính sẽ được lắp sát trần hoặc ở một khoảng cách nhất định. Bố trí thêm rèm cửa tối màu, khi muốn có không gian chung chỉ cần kéo rèm là xong, rất tiện lợi.

 

 

Vách kính với tỉ lệ đặc 1/3 tạo sự riêng tư cho phòng khách và gian bếp.

 

 

Vách kính có thể dùng để tạo không gian mở trong nhà hoặc kết nối trong nhà với môi trường sống xung quanh.

Với đặc tính dày, chắc hơn kính thường từ 4 đến 5 lần nên khi bị vỡ, kính cường lực không vỡ vụn mà vỡ theo mảnh nhỏ hạt lựu, cạnh không sắc nên độ an toàn cao hơn so với kính thường. Với đặc tính chịu nhiệt tốt, đây là loại vách được chọn thế vách tường khi muốn lấy sáng, kết nối không gian bên trong với bên ngoài của công trình. Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lắp vách kính cường lực. Chi phí sẽ phụ thuộc độ dày của kính, kích thước, loại khung kính hay phân biệt giữa hàng nội với hàng ngoại nhập, dao động từ 1.500.000 đến 2.500.000 VNĐ hoặc có thể cao hơn.

2/ Vách tường thấp

Vách tường thấp thường là loại tường đặc xây bằng gạch hoặc tấm kim loại khổ lớn hay các mẫu tủ kệ kín đáo. Chúng được dùng chủ yếu để ngăn không gian sinh hoạt chung như phòng khách, bếp, không gian trong nhà vệ sinh để tạo cảm giác về rào chắn trong khi khoảng không bên trên để mở hoàn toàn. 

 

 

Vách tường thấp đem lại cảm giác phân chia không gian khá rõ rang.

 

3/ Vách ngăn bằng kệ để đồ

Một kệ để đồ có kích thước vừa đủ với không gian cũng là một lựa chọn khá an toàn vì có những khoảng mở vừa đủ. Gia chủ có thể bày biện đồ trang trí, lưu niệm hay khung ảnh của gia đình lên trên tạo sự tự nhiên cho vách ngăn trong không gian sống. Chi phí cho kiểu vách này tùy nhu cầu sử dụng của gia chủ và mức giá thị trường hiện có.

 

Ánh sáng xuyên qua kệ đứng lớn, chiếu vào giường ngủ của gia chủ.

 

 

Vừa là vách ngăn không gian, vừa là điểm nhấn trang trí phòng khách.

 

4/ Vách ngăn bằng khung cửa

Một khung cửa trống có thẻ tạo thành một vách ngăn vô hình cho không gian. Đây là một kiểu ám ảnh tâm lý theo thói quen người dùng trong việc định vị không gian hoạt động. Do đó dù không có cánh cửa, tâm lý người dùng vẫn tự nhận thức được đó là khoảng dừng của không gian mình đang sinh hoạt, bước qua bên kia là qua một không gian mới.

 

 

Khung cửa trống tạo ra vách ngăn vô hình. Sau này nếu không thích kết cấu mở, gia chủ có thể gắn cửa cũng được.

 

5/ Vách CNC

Vách CNC là mẫu vách ngăn nghệ thuật với những chi tiết hoa văn được khắc họa trực tiếp trên bề mặt vách, đem lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cho không gian. Chất liệu thường gặp nhất là vách gỗ và vách kim loại. Ngày càng có nhiều người quan tâm và chọn sử dụng loại vách này nên số lượng nhà cung ứng cũng khá lớn, người dùng có thể dễ dàng chọn mua trực tuyến hay mua tận cửa hàng đều được. Giá cả vách CNC thường không cố định, thay đổi theo số lượng, chất lượng, hoa văn họa tiết hay yêu cầu từ khách hàng. Mức giá trung bình sẽ là từ 1.100.000 đến 1.500.000 VNĐ/m2 vách ngăn đã có họa tiết sẵn.

 

 

Ưu điểm của vách CNC là giá trị thẩm mỹ cao, tinh tế với hoa văn trang trí.

 

 

Tùy vị trí lắp đặt và yêu cầu của khách hàng, mẫu mã của vách cũng thay đổi sao cho phù hợp.

 

6/ Vách tường ở vị trí trung tâm

Vách ngăn kiểu này được xây thành một bức tường hoàn chỉnh nhưng diện tích chỉ chiếm 1/3 và được đặt ở chính giữa bề mặt ngăn. Cụ thể, nếu sử dụng nó để ngăn không gian phòng khách và bàn ăn, nó sẽ được đặt ở khoảng trung tâm theo chiều rộng ngôi nhà, khu vực bàn ăn và bàn tiếp khách cũng được bố trí thành một khối thẳng hàng với nó. Do vậy góc sinh hoạt vẫn riêng tư mà không gian cũng thoáng hơn nếu so với xây tường kín. Kiểu vách này nên sử dụng cho không gian có diện tích lớn.

 

 

Phần tường trung tâm có thể kết hợp với kệ.

 

 

Phương tây khá chuộng kiểu vách ngăn này để kết hợp cùng lò sưởi.

 

Quỹ đất đô thị hạn hẹp nên lựa chọn của nhiều người là nhà chung cư hoặc trong các căn nhà ống để giải quyết vấn đề “an cư”. Tuy nhiên vấn đề thường gặp sẽ là thiếu sáng, ngột ngạt do diện tích có hạn và không gian mở chính là giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng này. Với thiết kế vách ngăn đa dạng, chắc chắn không gian sống của bạn sẽ lột xác hiện đại hơn, sáng hơn và thoáng đãng hơn.

 

 

Tin Tham Khảo
Nhà nào có sàn bê tông cần lưu ý giảm ẩm mùa này, nếu không sàn sẽ bị trồi rộp, nứt vỡ
Chỉ Giới Đường Đỏ, Chỉ Giới Xây Dựng Là Gì? Cách Phân Biệt
Kinh Nghiệm Sửa Chữa Nhà Từ A - Z, Chi Tiết & Thực Tế
Nhà ống 4m ngang có nên làm cầu thang dọc (cầu thang 1 vế) hay không?
Kính cách nhiệt là gì? Có những loại kính cách nhiệt thông dụng nào?
Xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao?
Chuẩn bị một số biện pháp chống thấm cho nhà ở đón những ngày mưa ẩm sắp tới
Những trường hợp nào không cần xin giấy phép xây dựng?
Phong cách Scandinavian - Thiết kế của sự tinh tế, phóng khoáng