Danh Mục Bảo Trì
Hổ Trợ Trực Tuyến
   
Hotline : (08). 2213.1686
0985 955 079 (Mr. Lĩnh)
  Hổ Trợ Marketing
  Hổ Trợ Kỹ Thuật
Đăng Ký DV Khuyến Mãi
Quảng Cáo
  Tin Dịch Vụ

XÂY NHÀ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM?


XÂY NHÀ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM?

Giá cả biến động liên tục thời gian gần đây làm cho các gia chủ hết sức lo lắng về vấn đề xây nhà làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Sau đây là một số mẹo vặt có thể giúp các bạn tiết kiệm chi phí trong quá trình xây nhà.
Giai đoạn thiết kế:
1/ Chọn nhà thiết kế:
a/ Nếu bạn không muốn thuê nhà thiết kế:
- Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế có thể lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu. Cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý để tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế.
- Tuy nhiên bạn cần phải suy tính thật cẩn thận trước khi lựa chọn phương pháp này.
Nhiều trường hợp sau khi đã suy tính mẫu nhà ưng ý nhưng trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn như trong quá trình khởi công bạn lại muốn thay đổi đôi chút cho phù hợp với sở thích của mình. Nếu thay đổi đó thuộc về chi tiết, như kích thước cửa, số bậc thang, hay chiều cao tầng còn dễ xoay sở. Bạn nói với nhà thầu để sửa chữa lại. Nhưng rồi lại có ai đó góp ý với bạn về cách bố trí phòng, bạn ngẫm nghĩ một tý rồi cũng thấy hợp lý. Bạn trao đổi với nhà thầu, ông ta miễn cưỡng “tính toán lại” để chiều bạn trong khi nhiều hạng mục đã thi công xong. Lần sau nữa, bạn chợt nghĩ rằng, kích thước mảnh đất của bạn chỉ tương tự, mà rập khuôn nhà của người ta vào đó thì trông không được, bạn lại xoay chuyển thêm một chút. Lúc này, dường như bạn và nhà thầu “khó” nói chuyện với nhau. Quá trình làm việc cứ thay đổi đi thay đổi lại, làm cho chi phí và thời gian phát sinh thêm thậm chí là còn cao hơn cả chi phí cho nhà thiết kế lúc đầu.
b/ Lựa chọn nhà thiết kế:
- Nên tham khảo lựa chọn giữa các nhà thiết kế. Tốt nhất nên chọn nhà thiết kế am hiểu về phong thủy để tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy. Hoặc nếu không thì hãy trao đổi kĩ vấn đề phong thủy với nhà thiết kế, tránh trường hợp trong lúc thi công lại đưa thầy phong thủy về, rồi lại thay chỗ đặt nội thất, đục ống nước, ổ điện… dẫn đến chi phí phát sinh.
- Nếu chủ nhà thay đổi bản vẽ theo ý thích, hay thay đổi 1 chi tiết nào đó trên bản vẽ thiết kế thì chi phí cho những lần chỉnh sửa cũng sẽ tăng lên. Do đó chủ nhà cần phải biết mình thích gì và nói rõ ràng ý thích của mình cho nhà thiết kế, tránh sửa tới, sửa lui nhiều lần.
2/ Các lưu ý đối với việc thiết kế nhà:
Cần thiết kế thế nào để có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu. Và tính toán sao cho sau này khi xây dựng thêm thi ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất.
Việc làm móng hết sức quan trọng, cần đầu tư phần móng để khi có nhu cầu xây thêm tầng không phải tốn tiền sửa lại. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.
Kiểu cách trang trí nên đơn giản. Công thợ trang trí hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công. Một ngôi nhà đẹp hay không cái chính là nhờ vào sự cân đối và hài hòa trong việc kết hợp chứ không nằm ở việc trang trí nhiều hoa văn.
Ánh sáng có thể làm cho căn phòng của bạn trông rộng hơn, mặt khác có thể giúp bạn tiết kiệm điên cho chiếu sáng. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng trời cho các phòng ngủ, bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai (ví dụ giáp nhà hàng xóm).
Các phòng ngủ nên gắn quạt hút gió ra đặt ở trên cao. Nơi đầu giường có thể tạo một khe hở cao mười phân, dài bằng bề ngang của giường, có bọc lưới chống côn trùng xâm nhập. Tối đến, đóng kín cửa rồi bật quạt hút, gió sẽ ùa vào theo khe hở, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, khỏe người vì được hít thở khí tự nhiên. Thiết kế thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí so với việc gắn máy lạnh.
Để vừa tiết kiệm VLXD vừa đảm bảo thông thoáng, chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 - 4,5m
Kích thước phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nên trong khoảng 12 -15 m2 (hay rộng 3,3m x 3,6 – 4,5 m dài, chiều hẹp nhất của phòng tối thiểu nên để 3,3 m cho dễ kê đồ)
Cửa sổ và cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền (giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà), khó kê đồ đạc, nhà dễ bị mưa hắt, nắng rọi… cân nhắc:
Cửa sổ nên làm 2 cánh rộng tổng cộng 90cm – 1,2m, cao khoảng 1,2-1,5m;
Cửa ra vào chính chỉ nên làm 2 cánh rộng 1,2-1,5m, cửa vào các phòng chỉ cần rộng 70cm-90cm;
Vật liệu làm cửa nên chọn các loại bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí, lại không tốn gỗ, giảm phá rừng.
Nếu có điều kiện mua các loại cửa công nghiệp làm sẵn thì nên cân nhắc vì giá sẽ hạ hơn, mẫu mã chủng loại vật liệu cũng phong phú để lựa chọn. Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích.
Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.
Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.
Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.
Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường. Có thể thương lượng kí hợp đồng với nhà cung cấp đồ nội thất một thời gian trước khi lấy hàng nhằm hạn chế giá cả tăng lên.
Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện trong nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. Hài hòa nghĩa là mọi bộ phận có cùng phẩm cấp, ví dụ như nhà chất lượng trung bình nhưng cửa và gạch lát sử dụng vật liệu quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền vào việc trang trí bên ngoài nhà mà để bên trong sơ sài, bất tiện thì không gọi là hài hòa. Còn đồng bộ nghĩa là các bộ phận làm việc hỗ trợ được cho nhau, ví dụ như tường, mái cách nhiệt tốt thì hỗ trợ cho việc làm mát, giữ ấm, đỡ tốn điện.
Tin Tham Khảo
Vì sao gia chủ cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở? Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những gì?
Bật mí 8 mẹo hay giúp kéo dài tuổi thọ cho máy rửa bát
Những lỗi cần tránh khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ở
Ngã ngửa với những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý
6 lỗi thiết kế dễ làm hỏng phòng khách
Nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng công trình
Sử dụng bao lâu thì thay lõi lọc nước một lần?
3 mẫu nhà khung thép ở Việt Nam vừa hợp lý, vừa tiết kiệm chi phí
Tới Iran ngắm “ngôi nhà gạch” thời hiện đại Maziar Brick House mà ai cũng mê mẩn